Hướng dẫn cách đọc thành phần dinh dưỡng sản phẩm khi mua hàng

Hướng dẫn cách đọc thành phần dinh dưỡng sản phẩm khi mua hàng

Ngày sale nhân đôi

Chúng ta vừa có những cập nhật mới về nhãn dán trên các sản phẩm và các bạn cần cập nhật cách đọc nhãn sản phẩm mới này ngay để có thể mua hàng 1 cách nhanh chóng, an toàn cho sức khỏe của mình hơn.

Cập nhật cách đọc nhãn sản phẩm mới để mua thức ăn lành mạnh hơnTrong cách đọc nhãn sản phẩm này thì bạn cần quan tâm điều gì ?

Trước khi vô thì mình nói sơ qua về 1 vấn đề mới đó chính là FDA vừa yêu cầu thay đổi mẫu nhãn sản phẩm mới với các thông tin quan trọng sẽ được hiển thị to hơn và tô đậm để bạn đập vào mắt là thấy nó trước tiên. Điều này được thực hiện thông qua việc nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và những ý kiến đóng góp của người tiêu dùng [1].

Cập nhật cách đọc nhãn sản phẩm mới để mua thức ăn lành mạnh hơn
So sánh nhãn cũ và mới

Những thay đổi trên các nhãn này sẽ giúp người mua chọn lựa được dễ dàng và nhanh chóng hơn và tất nhiên là lành mạnh hơn.

Có 4 thay đổi lớn bạn cần chú ý bao gồm

Chữ to hơn và font đậm hơn

Nếu bạn hỏi 10 người khi mua hàng người ta thường xem cái gì thì đảm bảo câu trả lời là rất khác nhau, có người xem lượng calo, có người xem lượng chất béo…Và dựa vào những nghiên cứu thì FDA đã cập nhật những thứ người dùng quan tâm sẽ được in lớn hơn và đậm hơn nhằm giúp bạn tìm thấy được thông tin mình cần nhanh hơn.

Cập nhật cách đọc nhãn sản phẩm mới để mua thức ăn lành mạnh hơn
Những thành phân quan trọng được nhiều người quan tâm sẽ in to và đậm hơn

Như trên mẫu ở trên thì lượng calo được quan tâm nhất nên nó sẽ to nhất, sau đó là kích thước từng liều dùng và sau đó là phần trăm dinh dưỡng bên trong.

Cập nhật kích cỡ 1 suất ăn

Nhiều nhà sản xuất thực phẩm bổ sung thường chỉ quan tâm đến cái ví của bạn hơn là sức khỏe của bạn, do đó họ cố tình làm méo các quy tắc ghi dán nhãn như là ghi thực phẩm kem ít béo, bơ đậu phộng với hàm lượng calo thấp …và làm chúng có vẻ như là 1 sản phẩm lành mạnh.

Tuy nhiên, “sự lành mạnh” này phụ thuộc vào liều lượng mà bạn dùng. 1g chất béo trong 1 cái bánh ít béo nghe có vẻ tuyệt vời đúng không, nhưng nếu cái bánh đó to bằng cái tô thì lại là 1 vấn đề khác.

FDA sửa đổi nhãn về 1 suất ăn (serving sizes) dựa vào 1 suất ăn phổ biến và không còn ghi là 1 chai nước 12g hay 20g nữa vì mọi người thường uống cả chai vì thế cả chai được xem là 1 phần ăn.

Đường được thêm vào

Một trong những cách đọc nhãn sản phẩm mới bạn cần chú ý đó là xem lượng đường nhân tạo được thêm vào để tạo vị. Một sự mới mẻ nhỏ trong các nhãn dán mới, các nhà sản xuất giờ đây sẽ phải thêm vào trong tổng lượng đường khi sản xuất.

Do sự tiêu thụ đường ở các nước phát triển quá lớn do đó, FDA, WHO và hội tim mạch Mỹ đã khuyên mọi người nên hạn chế ăn đường nhiều trong bữa ăn hằng ngày, và sự bổ sung này sẽ giúp ích cho bạn.

Tính năng dinh dưỡng mới

Với các nhãn dãn cũ, bạn sẽ chỉ thấy nó ghi là tổng lượng dùng hằng ngày của chất đó và bạn không thể biết là 1 ngày bạn nên dùng bao nhiêu thì mới đủ (Ví dụ trước là Vitamin D: 10% nhưng bây giờ sẽ cụ thể hơn là Vitamin D 2mcg: 10%).

Từ việc đó sẽ cho bạn biết chính xác 1 ngày mình nên cần những chất đó bao nhiêu là đủ để bổ sung thêm.

NHững chất sẽ được thêm là Vitamin D, Canxi, Kali, sắt, còn Vitamin A và C thì vẫn như cũ.

Vitamin D được yêu cầu thêm vào vì lý do đây là chất bị thiếu hụt thường xuyên nhất [2]. Vì nhiều cho rằng nó có thể nạp thông qua ánh sáng mặt trời, tuy nhiên chúng ta toàn làm trong nhà nên việc bổ sung là rất hạn chế.

Còn với kali thì do nhiều chế độ ăn kiêng sẽ gây nên thiếu hụt trầm trọng chất này và từ đó gây nên các bệnh mãn tính [3]. Trái cây, rau củ là nguồn bổ sung Kali tốt nhất bao gồm chuối, bơ, cà chua, khoai tây, cam.

Trên đây là những cập nhật mới trong cách đọc nhãn sản phẩm khi mua hàng bạn cần biết. Nhớ đọc kĩ để lựa chọn sản phẩm được tốt nhất nhé.

Nguồn tham khảo

  1. U.S. Food and Drug Administration (FDA). (May 20, 2016). Changes to the Nutrition Facts Label. Retrieved from: http://bit.ly/changesnutritionfactslabel.
  2. Fulgoni, V. L., Keast, D. R., Bailey, R. L., & Dwyer, J. (2011). Foods, Fortificants, and Supplements: Where Do Americans Get Their Nutrients? Journal of Nutrition, 141(10), 1847-1854.
  3. Bazzano, L. A., Serdula, M. K., & Liu, S. (2003). Dietary intake of fruits and vegetables and risk of cardiovascular disease. Current Atherosclerosis Reports, 5(6), 492-499.

5/5 – (2 bình chọn)

Trong tập luyện Whey protein rất cần thiết để giúp phát triển cơ bắp, nếu bạn không thể đảm bảo được nguồn protein qua ăn uống hằng ngày nhưng vẫn muốn tăng cơ, giảm mỡ thừa tốt thì việc đầu tư 1 hũ Whey Protein là rất quan trọng.

Hãy Click truy cập ngay iFitness.vn – Chuyên thực phẩm bổ sung chính hãng để mua ngay cho mình 1 hũ whey chất lượng nhé. Hoặc Click vào đây để được tư vấn kĩ hơn trước khi mua.

Hotline tư vấn miễn phí: (028) 22.00.2222 hoặc (028) 399 77 777
Địa chỉ: B-00.02 Sarica, KĐT Sala, Đường D9, P. An Lợi Đông, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *