Chấn thương là chuyện thường xuyên gặp phải, đặc biệt là dân vận động nhiều. Nhiều người vì cố gắng quá mức mà dẫn đến các chấn thương trong đó, căng cơ hoặc rách cơ là nhưng chấn thương dễ mắc phải nhất. Vậy bạn đã biết cách khắc phục căng cơ, rách cơ như thế nào hay chưa ?
Ở bài viết Căng cơ, rách cơ là gì chúng ta đã tìm hiểu qua nguyên nhân rồi, hôm nay ta sẽ đi sâu vào cách khắc phục nhé.
Cùng Thể Hình Channel xem qua 14 cách khắc phục căng cơ, rách cơ nào.
Với các chấn thương nhẹ
Hãy nghỉ ngơi
Với trường hợp nhẹ, bạn có thể không cần phải nhờ đến sự can thiệp y tế, bạn có thể xử lý thông qua 4 bước và bước đầu tiên đó chính là nghỉ ngơi.
Khi bạn cảm thấy các nhóm cơ còn đau nhức, đừng cố gắng ép nó phải tập luyện thêm, hãy nghỉ ngơi đến khi nó khỏe trở lại, nếu thời gian đau kéo dài thì hãy đi khám bác sĩ sớm đê tìm nguyên nhân chính xác.
Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng, vận động cánh tay. Nhưng nếu bạn không thể và nó khiến bạn đau muốn khóc thì tốt nhất là đi khám nha.
Chườm đá vào khu vực bị đau
Lưu ý là không chườm đá trực tiếp lên chỗ đau mà phải thông qua một miếng khăn mỏng hoặc bọc ni lông nhé. Bạn nên thực hiện chườm đá 15-20 phút mỗi 2 tiếng trong 2 ngày đầu tiên. Chườm đá là cách khắc phục căng cơ, rách cơ cơ bản nhất cho các trường hợp nhẹ nó sẽ hạn chế chảy máu trong, giảm sưng và giảm đau.
Cố định vị trí bị đau
Hãy quấn chỗ bị đau lại bằng băng gạc trong 48-72 tiếng đầu tiên, hãy đảm bảo là nó đủ chắc nhưng không quá chặt nhé.
Bắt đầu quấn từ điểm xa nhất bắt đầu từ phía trên chỗ đau và quấn lên. Ví dụ bạn bị đau bắp tay thì hãy bắt đầu ở khuỷu tay và đi lên nách. Nếu bị đau ở bắp chân thì quấn từ mắt cá lên đầu gối.
Đảm bảo là bạn có thể luồn được ngón tay vào giữa chỗ đau và khăn gạc. Gỡ bỏ ngay nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của sự ngăn cản lưu thông như tê, ngứa, đỏ.
Việc quấn băng lại sẽ giúp cho chỗ thương hạn chế bị tiếp xúc hơn.
Đặt chỗ bị thương cao hơn
Ví dụ nếu bạn bị đau ở bắp chân, khi ngủ hãy nâng chân của bạn cao hơn tim để giúp giảm sưng. Hãy đảm bảo bạn vẫn có thể nằm thoải mái.
Nếu bạn không thể khiến nó cao hơn tim thì hãy có gắng giữ nó song song với mặt đất.
Nếu cảm thấy đau nhức hãy thử nâng cao tay chân lên nhé.
Tránh hoạt động
Ít nhất là 72 tiếng kể từ khi bị chấn thương, hãy tránh xa các hoạt động khiến cho nó thêm nặng hơn bao gồm:
- Chườm nóng: Không chườm nóng lên vết thương.
- Không uống rượu, chất kích thích: Có thể khiến máu chảy nhiều hơn làm sưng tấy, chậm hồi phục vết thương hơn.
- Chạy bộ: Không chạy hoặc các hoạt động yêu cầu nhiều sức, nó sẽ làm trầm trọng hơn cho vết thương mà thôi.
- Không mát xa: Việc này sẽ khiến tăng lưu lượng máu và có thể gây sưng tấy.
Bổ sung BCAA và Protein
BCAA và Protein là cặp đôi giúp phục hồi và giảm chấn thương cho cơ bắp cực kỳ hiệu quả. Nếu bạn cung cấp đầy đủ cặp đôi này thì việc cơ bắp bị chấn thương sẽ giảm đi rất nhiều.
Giảm đau với thuốc
Sử dụng acetaminophen trong 2 ngày đầu
Việc này sẽ giúp giảm chảy máu sau đó bạn có thể chuyển sang sử dụng NSAID như là ibuprofen hoặc naproxen.
Thuốc NSAID giúp giảm đau và có thể ngăn ngừa các phản ứng trong quá trình phục hồi. Các bác sĩ khuyên cáo nên dùng sau 48 tiếng khi bị thương.
Dùng inuprofen hoặc naproxen với thức ăn và nước uống để tránh làm khó chịu dạ dày. Nếu bị hen suyễn thì hãy cẩn thận vì nó có thể khiến bạn lên cơn hen.
Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kì loại nào.
Hỏi bác sĩ về loại kem giảm đau
Bạn có thể hỏi bác sĩ các loại kem NSAID để thoa bên ngoài giúp giảm sưng, đau. Đây cũng là một cách khắc phục căng cơ, rách cơ hiệu quả và an toàn.
Chỉ bôi lên vùng vị chấn thương và theo chỉ định của bác sĩ. Hãy nhớ rửa tay sau khi dùng kem này nhé.
Yêu cầu thuốc giảm đau nếu quá đau
Nếu bạn bị đau nặng thì hãy nhờ bác sĩ kê toa thuốc giảm đau chẳng hạn như Codeine.
Lưu ý thuốc này có thể gây nghiện vì nó rất mạnh và phải sử dụng theo liều lượng của bác sĩ.
Can thiệp y tế
Chấn thương nhẹ có thể tự phục hồi, nhưng các chấn thương nặng thì cần có sự can thiệp của y tế. Nếu bị quá đau, khó khăn khi di chuyển thì hãy tìm đến bác sĩ.
Chụp X-Quang, MRI
Các bác sĩ sẽ giúp bạn chụp và thăm khám các vị trí bị tổn thương bằng X quang hoặc MRI giúp xác định chính xác nguyên nhân.
Tùy thuộc vào vết thương mà bạn có thể bị nẹp hoặc không.
Tập vật lý trị liệu
Điều này cũng cần thiết với các trường hợp rách cơ nặng. Nó sẽ giúp nhanh lành và lấy lại được khả năng ban đầu nhanh hơn.
Bạn sẽ học được các hướng dẫn trị liệu từ các chuyên gia, những bài tập này sẽ giúp bạn phục hồi rất nhanh.
Hỏi bác sĩ các triệu trứng khác
Một số trường hợp liên quan đến căng cơ, rách cơ nhưng nó nghiêm trọng hơn nhiều. Nếu bạn cảm thấy mình mắc các triệu trứng này thì phải gặp bác sĩ ngay lập tức.
- Hội chứng chèn ép khoang: Bạn sẽ thấy đau dữ dội, tê, ngứa, màu sắc thay đổi. Đây là triệu chứng nguy hiểm và cần phải phẫu thuật sau vài giờ phát hiện nếu không trường hợp xấu nhất là phải cưa bỏ. Hãy ghi nhớ điều này nhé.
- Đứt gân Achiles: Gân nằm phía sau mắt cá và bắp chân. Nó có thể bị đứt khi bị áp lực quá lớn đặc biệt làm nam giới trên 30 tuổi. Nếu bạn cảm thấy đau dọc theo chân đặc biệt là mắt cá bị kéo căng thì khả năng gân Achilles đã bị rách hoặc đứt. Tình trạng này có thể phải cần bó bột để cố định.
Tìm kiếm bác sĩ khi bị rách cơ hoàn toàn.
Nếu gặp trường hợp này, bạn sẽ không thể di chuyển và bạn cần phải tìm bác sĩ càng sớm càng tốt.
Thời gian điều trị và phục hồi tùy vào mức độ nghiêm trọng và thời gian phát hiện để xử lý.
Ví dụ: Một vết rách cơ tay trước nếu phát hiện sớm và được phẫu thuật kịp thời có thể phục hồi sau 4-6 tháng. Và nếu rách nhỏ có thể phục hồi sau 3-6 tuần.
Thảo luận tìm cách điều trị phù hợp.
Trong 1 số trường hợp thì phẫu thuật là điều cần thiết để khắc phục căng cơ, rách cơ. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về các lựa chọn khác nếu họ yêu cầu phải phẫu thuật.
Việc phải phẫu thuật để khắc phục rách cơ là rất hiếm và chỉ cần thực hiện khi bạn là 1 vận động viên chuyên nghiệp và cần phải phục hồi sau chấn thương một cách cao nhất.
Theo sự hướng dẫn của bác sĩ
Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tái khám để theo dõi, vì thế hãy đảm bảo là nhớ đi tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra nhé. Thông báo ngay cho bác sĩ nếu các vết thương có dấu hiệu khác lạ hoặc không cải thiện.
Hi vọng, với các hướng dẫn khắc phục căng cơ, rách cơ ở trên, bạn sẽ có thêm các kiến thức cần thiết khi bị chấn thương khi tập luyện. Tốt nhất là hãy tập thật cẩn thận và tránh tập quá sức nhé.