Tại sao vòng 2 luôn to dù bạn đã tập thể dục rất thường xuyên, ăn uống cũng rất ít nhưng nó vẫn không lên múi như các anh em khác hay phẳng lì như các chị em khác mà nó cứ tròn tròn ?. Nguyên nhân có thể đến từ những thứ mà có lẽ bạn cũng không thể kiểm soát được.
Đôi khi bạn cảm thấy mình rất nỗ lực, rất cố gắng rồi nhưng mà mỡ bụng vẫn bám rất dày mà không chịu mất đi, bạn tự hỏi có phải do mình tập không đủ hay do mình ăn chưa đúng cách. Thực ra thì việc tập và ăn đúng nó chỉ đúng với những người có sức khỏe bình thường mà thôi, mà biết đâu bạn lại không phải thuộc nhóm đó mà đang có vấn đề gì đó.
Dưới đây là 8 nguyên nhân trả lời cho câu hỏi tại sao vòng 2 luôn to của bạn
1. Do di truyền
Đôi lúc khi sinh ra thì bạn đã không còn quyền quyết định cơ thể mình ra sao rồi mà là do di truyền để lại cho bạn. Và mỡ bụng cũng là 1 trong những thứ đó.
Mặc dù di truyền không trực tiếp khiến bụng bạn bị to nhưng bác sĩ Michael Nusbaum – Người sáng lập Healthy Weight Loss Centers – đã cho biết: “Mặc dù di truyền không tự làm cho bụng bạn to ra nhưng chúng có thể khiến lượng mỡ tích tụ ở vùng bụng của bạn nhiều hơn, và lượng chất béo nội tạng chính là loại chất béo được tích tự nhiều nhất ở khu vực này và làm cho vòng 2 khó giảm đi như bạn muốn. Do vậy về cơ bản thì nhiều người sẽ giống với bố mẹ của mình đó là có vòng 2 to tự nhiên“.
2. Dị ứng thức ăn
Tiếp nói câu chuyện di truyền thì dị ứng thức ăn cũng làm cho mỡ tích cực tập trung ở vùng bụng hơn.
Tiến sĩ Nusbaum cho biết “Nếu bạn là người Mỹ gốc Phi, thì di truyền của bạn là đến từ Châu Phi và nếu bạn thích uống sô-đa hãy các laoij nước giàu Frutose thì lúc này cơ thể bạn sẽ chuyển hóa nó thành chất béo thay vì ưu tiên chuyển hóa nó thành năng lượng. Vì vậy nói dị ứng thức ăn không có nghĩa là sẽ phải nổi ban, mụn….mà có còn là những vấn đề bên trong như viêm, sưng, trướng bụng. Một số ví dụ khác là nhạy cảm với gluten hoặc bệnh celiac“.
3. Vi khuẩn đường ruột mất cân bằng
Khi vi khuẩn trong đường ruột của bạn không còn giữ được sự cân bằng vốn có thì nó có khả năng sinh ra nhiều khí trong bụng, khiến cho bụng bạn luôn đầy hơi và phình to hơn.
Tiến sĩ Pamela Merino đã cho biết là sức khỏe đường ruột có ảnh hưởng đến việc lưu trữ chất béo của cơ thể, trong 1 nghiên cứu năm 2016 đã cho thấy, việc cấy ghép phân từ người gầy qua người béo đã giúp những người béo giảm cân tốt hơn nhờ những vi sinh vật trong phân người gầy giúp đốt cháy chất béo tốt hơn.
Vi khuẩn đường ruột có tác động đến việc cách cơ thể tiêu hóa thức ăn và dinh dưỡng khác nahu, ví dụ 1 loại vi khuẩn đường ruột cụ thể tiêu hóa chất xơ có thể giúp giảm cân, vi khuẩn đường ruột cũng tác động đến việc bạn đói hay no và từ đó ảnh hưởng đến cân nặng của bạn.
4. Rối loạn hoặc thay đổi Hormone
Hormone thay đổi là 1 trong những lý do khiến phụ nữ tăng cân ở thời kỳ mãn kinh, đặc biệt là mỡ bụng.
Bác sĩ sản phụ Eldred Taylor cho biết “Mô mỡ tạo ra Estrogen mà Estrogen lại lưu trữ mỡ nên vòng luẩn quẩn này càng phức tạp. Những vấn đề gây nên mất cân bằng nội tiết có thể khiến tăng cân. Căng thẳng là 1 trong những ví dụ điển hình. Khi bạn bị căng thẳng thì trứng ngưng rụng, mà trứng không rụng thì nó không tạo ra progesterone mà đây lại là chất rất cần thiết để đốt cháy chất béo.”
5. Bị suy giáp
Các bệnh liên quan đến tuyến giáp có thể làm cho sự trao đổi chất trở nên chậm hơn, tuyến giáp như 1 “nhạc trưởng” điều hành nhịp điều của cơ thể vậy.
Theo nghĩa đen thì tuyến giáp sẽ đặt tốc độ cho các cơ quan hoạt động, vì vậy khi tuyến giáp xử lý chậm thì tất cả các hệ thống khác cũng sẽ chậm theo và từ đó chúng ta sẽ tăng cân.
6. Bạn sử dụng Streoid
Phụ nữ mãn kinh dùng steroid để chống lại sự thay đổi hormone có nguy cơ tăng cân thêm và nó cũng áp dụng luôn cho những người sử dụng Streroid vì các mục đích sức khỏe khác.
7. Sử dụng thuốc chống trầm cảm, loạn thần
Cả 2 loại thuốc này đều khiến bạn bị tăng cân đáng kể, điều này có thể khiến cho vòng 2 luôn to bởi vì cả 2 đều có ảnh hưởng đến Insulin. Tuy nhiên nó cũng còn phụ thuộc vào 1 số loại thuốc cụ thể nữa.
8. Bạn đang dùng Insulin
Insulin là 1 loại Steroid anabolic và về cơ bản thì nó thường tạo ra chất béo. Uống Insulin có thể gây ra các phản ứng khác nhau trong cơ thể để hấp thụ Glucose và kiểm soát lượng đường trong máu và tăng cân là 1 tác dụng phụ của nó.
Cơ thể chuyển đổi glucose dư thừa hoặc không sử dụng từ insulin và lưu trữ nó thành chất béo và bụng là nơi được lưu trữ nhiều nhất.
Những người dùng thuốc loạn thần hoặc trầm cảm thường có nguy cơ cao là kháng insulin và họ lại phải dùng insulin từ đó tăng cân lại càng tăng thêm
Trên đây là 8 lý do tại sao vòng 2 luôn to mà không thể làm cho nó nhỏ lại dù đã thử mọi cách, nếu bạn đang mắc phải những vấn đề thì đừng buồn nhé vì bạn đã cố hết sức rồi mà.