Có rất nhiều chất tạo ngọt nhân tạo khác nhau được sử dụng trong sản xuất thực phẩm, một trong số đó là Acesulfame Potassium. Vậy Acesulfame Potassium là gì, thành phần nó ra sao và nó có an toàn cho sử dụng hay không, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Acesulfame Potassium là gì? Có an toàn khi sử dụng không?
Định nghĩa đường Acesulfame Potassium là gì?
Acesulfame Potassium (tiếng Việt là đường Acesulfame Kali) có vị ngọt hơn đường gấp 200 lần nhưng lại hay bị phản ánh là có vị chua. Nó hoạt động bằng cách kích thích thụ thể vị ngọt trên lưỡi, vì vậy bạn có thể cảm thấy ngọt mà không cần dùng đường.
Acesulfame Potassium thường được gọi là Acesulfame K hoặc ACE-K, là 1 chất tạo ngọt không có calo và thường có mặt trong các sản phẩm không đường. Khi đứng 1 mình, nó thường có vị hơi đắng do đó nó thường được pha chung với 1 số chất tạo ngọt khác như là sucralose hoặc aspartame và cả 2 đều có nhiều tranh cãi chưa có hồi kết.
Đường Acesulfame Kali có thể tìm thấy trong nước ngọt, sữa tăng cơ whey protein, sữa tăng cân mass gainer hoặc kẹo cao su, bánh kẹo, kem, các loại thức ăn để nướng, sốt ướp thịt/ca, ngũ cốc ăn sáng, gia vị, các sản phẩm làm từ sữa, kem đánh răng, nước súc miệng…
Một điều lưu ý là Acesulfame K không được lưu trữ trong cơ thể mà được hấp thụ và đưa ra ngoài theo đường nước tiểu mà vẫn không thay đổi.
Nó nó không bị biến đổi do nhiệt độ nên thường xuất hiện nhiều trong các sản phẩm để nướng.
FDA đã phê duyệt cho sử dụng loại đường nhân tạo này trong sản xuất thức ăn, khiến nó dễ dàng bắt gặp trong các loại thức ăn hằng ngày của mọi người.
Thành phần của Acesulfame Potassium
- Acesulfame k có tên hóa học: Potassium-6-methyl-2, 2-dioxo-oxathiazin-4-olate Công thức hóa học: C4H4KNO4S
- Khối lượng mol: 201.24 g/mol
- Điểm nóng chảy: 225 oC
- pH: 2-10
- Trạng thái: tinh thể màu trắng, không mùi
Liều lượng khuyên dùng
FDA đưa ra khuyến cái liều lượng tiêu chuẩn để sử dụng là 15mg/kg/ngày (ở Hoa Kỳ) còn ở Châu Âu là 9mg/kg/ngày. Như vậy với tiêu chuẩn này thì 1 người ở Mỹ (nặng 68kg) cần tiêu thụ 20 lon coca mỗi ngày để đạt được ngưỡng không an toàn.
Mặc dù được FDA xem là loại đường nhân tạo an toàn nhưng nhiều người vẫn nghi ngờ về khả năng gây hại cho sức khỏe của loại đường này.
Đường Acesulfame Kali có an toàn không?
Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột vào năm 1970 đã có thấy, hợp chất này có khả năng gây nên ung thư và nó đã gây nên nhiều câu hỏi trong những năm qua. Các thử nghiệm có những thiếu sót như là sai sót ngẫu nghiên, giám sát động vật kém, thời gian thử nghiệm không đầy đủ.
Tìm hiểu thêm: Tại sao khi giảm cân không còn cần phải quan tâm đến Glycemic Index nữa
>>>>>Xem thêm: Max OT là gì ? Có nên tập Max OT hay không ?
Tuy nhiên, các tranh cãi giữa các nghiên cứu vẫn còn đó. Và năm 1996, trung tâm khoa học vì lợi ích cộng đồng (CSPI) đã kêu gọi FDA thực hiện nhiều thử nghiệm hơn về ACE-K trước khi cho phép được sử dụng trong nước ngọt. CSPI cho biết, mặc dù nghiên cứu năm 1970 còn nhiều thiếu sót nhưng các nghiên cứu hiện tại vẫn chưa chứng minh ACE-K thật sự an toàn.Những rủi ro khi sử dụng Acesulfame Potassium là gì?
CSPI nói rằng, mặc dù còn thiếu sót ở nghiên cứu ban đầu tuy nhiên vẫn có sự liên hệ giữa chúng và bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có bằng chứng cho thấy acetoacetamide (được tạo ra trong cơ thể khi phá vỡ ACE-K) có thể dẫn đến tổn thương tuyến giáp ở động vật khi thí nghiệm.
Cuối cùng, một nghiên cứu xác định rằng việc sử dụng ACE-K ở chuột liên tục có liên quan đến tổ chức chức năng não trong 40 tuần.
Nó có một số tác dụng phụ khác như là tăng khả năng sinh non, gây ảnh hưởng đến sở thích ngọt của trẻ sơ sinh. Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy nó còn làm gián đoạn thần kinh, suy giảm chức năng não. Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa được kiểm chứng trên người.
Tuy nhiên, ngay cả có nhiều bằng chứng trái ngược từ CSPI và các nơi khác thì FDA và Liên minh Châu Âu vẫn cho rằng là nó an toàn.
Vậy bạn nên làm gì?
Nếu bạn lo ngại việc nó có thể khiến bạn bị ung thư khi sử dụng trong thời gian dài thì nên tránh sử dụng nó.
Bạn có thể nên giữ thói quen đọc nhãn sản phẩm trước khi mua để xác định nó có thành phần này trong thức ăn bạn sử dụng hay không và thường sẽ được liệt kê theo các tên như acesulfame potassium, acesulfame K, hoặc Ace-K và một số tên khác như E950, Sunnett hoặc Sweet One.
Bởi vì nó là chất tạo ngọt không calo nên thường có mặt trong các sản phẩm không chứa calo nên hãy lưu ý nhé.
Quyết định sử dụng Acesulfame Potassium hay không hay không là ở bạn, nếu bạn thấy thích loại đường nhân tạo này và dung nạp được nó thì tuyệt vời, ngược lại hãy tránh càng xa càng tốt.