Trong quá trình đi tập Yoga có thể bạn sẽ thấy có một dụng cụ tập yoga nhỏ nhỏ được gọi là Gạch Yoga hay được sử dụng. Vậy gạch yoga là gì và nó có công dụng gì trong quá trình tập Yoga?
Bạn đang đọc: Gạch Yoga là gì? Cách dùng và lợi ích của Gạch Yoga ra sao?
Gạch Yoga là gì?
Gạch yoga (tiếng anh là Brick hoặc Block) là một dụng cụ thiết yếu cho một số tư thế Yoga để hỗ trợ khi người tập có sự linh hoạt không tốt.
Ví dụ như bạn không thể chạm tay xuống sàn khi gập người tới trước thì gạch yoga sẽ hỗ trợ bạn hoặc bạn bị chấn thương khiến sự linh hoạt bị giới hạn thì với gạch yoga bạn vẫn có thể thực hiện các bài khó như là tư thế tam giác.
Gạch yoga được làm từ nguyên liệu gì?
Các loại gạch này được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau như là bọt biển, tra, gỗ cứng hoặc nhựa.
Bạn nên kiểm tra chất liệu của chúng trước khi mua để phù hợp với nhu cầu của mình. Tre hoặc gỗ có thể thân thiện với môi trường, bọt biển thì nhẹ, bền nhưng dễ trơn tượt. Nhựa thì rẻ, bền nhưng không thân thiện môi trường lắm.
Một điều bạn cần lưu ý là mặc dù Việt Nam chỉ dùng từ gạch Yoga, nhưng ở nước ngoài có một số hãng người ta phân biệt giữa “Brick” và “Block” dựa vào độ dày của chúng. Brick chỉ những loại dày khoảng 5cm còn Block là từ 7cm trở lên.
Vì sao bạn nên dùng gạch yoga?
- Sử dụng gạch Yoga giúp bạn có được tư thế mà bình thường bạn sẽ không thực hiện được. Nó rất tốt trong quá trình phục hồi chấn thương, cứng khớp hoặc cứng ở bất kỳ phần nào trên cơ thể hoặc do mất độ linh hoạt vì tuổi tác.
- Nó cũng giúp ích cho những bạn mới bắt đầu tham gia Yoga khi cơ, gân, khớp chưa đủ dẻo dai.
- Nó mang lại nhận thức, cảm nhận và hỗ trợ cơ bắp trong một số trường hợp cụ thể.
- Bạn có thể dùng nó trong tất cả các tư thế như năm, ngồi và đứng đều được.
10 trường hợp cụ thể mà gạch Yoga có thể giúp bạn
1. Giúp cải thiện tư thế đứng
Bạn thường xuyên phải đứng để làm việc và bạn muốn có 1 tư thế đứng tốt hơn? Hãy thử áp dụng mẹo sau khi đứng làm các công việc như là rửa chén, đứng gấp quần áo nhé.
Đầu tiên, đứng thẳng trong tư thế trái núi (Tadasana) sau đó đặt viên gạch vào giữa 2 đùi và giữ chắt nó. Việc này sẽ giúp cho khung xương nghiền xuống và giữ thẳng cột sống.
2. Cải thiện tư thế ngồi
Đa số chúng ta đều là dân làm văn phòng và thường ngồi một chỗ rất nhiều, điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe bạn chút nào. Và chưa kể hầu hết chúng ta đều đang không ngồi đúng tư thế.
Bạn có đang ngồi với đùi cao bằng hông hay không, hoặc bạn có đang ngồi chúi người về trước hay không. Nếu có thì bạn đang tạo nên nhiều áp lực lên cột sống của mình và bạn có thấy hay đau lưng dưới không, đó chính là do bạn ngồi sai tư thế đấy.
Bạn nên điều chỉnh lại chiều cao của ghế cho phù hợp và có thể đặt các viên gạch ở dưới chân để giúp cho tư thế ngồi của bạn chính xác hơn.
3. Kéo căng thư giãn cơ thể
Sau 1 ngày làm việc, bạn có thể thực hiện tư thế Prasarita Padottanasana để giúp thư giãn bắp chân, cổ, lưng dưới và các gai cột sống, giúp tâm trí thoải mái hơn.
Bạn chỉ cần đặt một việc gạch trước mặt. Đứng 2 chân rộng hơn vai (độ rộng tùy vào sự thoải mái của bạn) và gập người xuống, trán tì lên viên gạch, mở rộng 2 tay và tì lên sàn. Giữ tư thế trong 10 nhịp thở hoặc lâu hơn nếu bạn thích.
Hãy thử các tư thế dưới này và cảm nhận sự khác biệt khi sử dụng gạch Yoga.
4. Mở rộng khớp hông
Đa phần nam giới (hoặc người mới đi tập) thường có khớp hông kém linh hoạt, khi thực hiện các động tác mở hông như Baddha Konasana có thể sẽ thấy khó khăn.
Với sự hỗ trợ của gạch yoga thì bạn vẫn có thể giữ được tư thế tốt nhất mà vẫn có sự thoải mái.
Ngồi trên sàn, áp 2 lòng bàn chân vào nhau, đặt 2 viên gạch ở 2 bên đầu gối. Giữ lưng thẳng, hít thở sâu. Giữ im bao lâu là tùy ý bạn.
5. Gập người về trước dễ hơn
Bình thường bạn không thể ngồi trên sàn và gập người tới trước và tay chạm vào các ngón chân được thì với gạch yoga việc đó sẽ dễ dàng hơn.
Bạn chỉ cần ngồi trên viên gạch và lúc này bạn sẽ dễ dàng gập người tới trước hơn.
6. Hỗ trợ tư thế cây cầu và tư thế đứng trên vai
Setu Bandhasana (tư thế Cây cầu) và Sarvangasana (tư thế Đứng trên vai) là những bài thuốc thải độc cho vai chúng ta, nhưng không phải ai cũng dễ dàng thực hiện động tác này.
Tìm hiểu thêm: Cách giảm mỡ bụng dưới nhanh gọn lẹ mà bạn cần phải biết
Với tư thế cây cầu, hãy đặt viên gạch ngay vị trí xương cụt của bạn với độ cao bạn thấy dễ chịu. Sau đó bạn có thể từ tư thế cây cầu chuyển sang tư thế đứng trên vai bằng cách nâng 2 chân lên vuông góc với sàn nhà.
7. Tránh bị chấn thương
Đi tập yoga bạn có thể sẽ được tập tư thế con quạ (Bakasana). Đây là tư thế mà dễ khiến bạn bị “dập mặt” nếu không đủ khỏe nên khiến nhiều người rất e dè khi tập.
Nhưng với gạch yoga, bạn sẽ thấy yên tâm hơn rất nhiều khi tập. Chỉ cần đặt nó ở phía trước và tì trán vào đó khi tập là bạn có thể yên tâm thực hiện động tác rồi.
8. Hỗ trợ cho tư thế đầu đứng
Tư thế đầu đứng (Shirshasana) là một động tác rất tốt cho cơ thể và tâm trí của bạn giúp tăng sự trẻ trung và giảm lão hóa.
Để thực hiện, bạn sẽ cần khoảng 6 khối gạch, với 3 khối mỗi bên. Chiều cao bạn nên chọn sao cho vai của bạn có thể tựa lên chúng và khi vào tư thế thì đầu bạn sẽ nằm ở giữa(không chạm sàn) và vai thả lỏng trên chồng gạch, chú ý là bạn không nên cảm thấy bất kỳ áp lực nào lên cổ của bạn nhé.
9. Giúp mở rộng lồng ngực
Tư thế con cá (Matsyasana) thường được sử dụng sau một buổi tập để thư giãn.
Bạn hãy đặt 1 khối gạch ở dưới giữa lưng và nằm lên đó, sau đó đặt tiếp 1 viên gạch nữa để kê đầu lên, 2 tay thả lỏng đặt trên sàn nhà.
10. Làm thẳng cột sống
Một số người không thoải mái khi ngồi thẳng trên sàn nhà ở tư thế Virasana. Vậy thì hãy thử đặt 1 viên gạch ở bên dưới là ngồi lên nó. Bạn sẽ thấy sự khác biệt đấy.
Video một số động tác yoga với gạch dành cho người mới
>>>>>Xem thêm: Lịch tập gym toàn thân để tăng cơ cho người bận rộn