Hội chứng chạm mỏm cùng vai là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Hội chứng chạm mỏm cùng vai là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Hội chứng chạm mỏm cùng vai (hay 1 số nơi còn gọi là hội chứng Rotator cuff – Shoulder impingement syndrome) là một dạng chấn thương rất thường gặp hiện nay trong tập luyện.

Bạn đang đọc: Hội chứng chạm mỏm cùng vai là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Hội chứng chạm mỏm cùng vai là gì? Nguyên nhân và cách khắc phụcHội chứng chạm mỏm cùng vai là gì ?

Hội chứng chạm mỏm cùng vai là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng bị đau vai, nó xảy ra khi có sự va chạm giữa gân hoặc bursa (túi chứa chất lỏng) ở vai với mỏm xương trên cùng.

Tìm hiểu thêm: 19 lầm tưởng dinh dưỡng trong tập gym mà nhiều người vẫn mắc phải

Hội chứng chạm mỏm cùng vai là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn kiêng giảm béo đã khiến bạn bị….béo thêm như thế nào


Bạn có thể xem video dưới đây để dễ hình dung hơn

Các hoạt động đưa tay lên cao và lặp đi lặp lại thường rất dễ gặp tình trạng này ví dụ như những người bơi lội, vẽ tranh, quần vợt, thể hình….một số khác có thể do có sự bất thường ở xương và khớp.

Khi bị hội chứng chạm mỏm cùng vai thì cơn đau sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày như mặc áo hoặc đưa tay lên cao để lấy đồ….

Khi để tình trạng này kéo dài có thể gây viêm nhóm cơ rotator cuff (nhóm cơ chóp xoay) nặng hơn là chúng sẽ bị bào mòn và gây rách cơ.

Các dấu hiệu cho thấy bạn bị chạm mỏm cùng vai

Khi bạn thấy cơ thể có dấu hiệu đau khi đưa tay ra sau lưng hoặc lên cao và cơ vai bị yếu.

Khi cơn đau kéo dài, nó sẽ có thể khiến gân bị rách làm 2 hoặc nặng hơn là rách cả rotator cuff. Điều này làm giảm sức mạnh cơ vai đáng kể và một số người có thể còn bị vỡ cơ tay trước nếu cứ để tình hình này kéo dài.

Cách chuẩn đoán

Để chuẩn đoán hội chứng chạm mỏm cùng vai các bác sĩ sẽ dựa vào lịch sử bệnh án của bạn và chụp X-quang để loại trừ viêm khớp và kiểm tra sự bất thường của xương – có thể gây ra đau do bề mặt xương thay đổi.

Điều trị hội chứng này như thế nào

Thường khi bị hội chứng này thì bạn sẽ được cho uống các loại thuốc chống viêm như aspirin, naproxen hoặc ibuprofen và có thể kéo dài tới 6-8 tuần mới dứt hẳn. Việc điều trị này cần có sự giám sát của bác sĩ và bạn không được tự ý mua thuốc về để uống vì chúng có khả năng gây kích thích dạ dày và chảy máu.

Không có loại thuốc tốt nhất cho trường hợp này vì thể trạng mỗi người sẽ quyết định cách dùng thuốc khác nhau. Nếu một loại thuốc chống viêm không có hiệu quả trong 10-14 ngày thì một loại thuốc khác sẽ được thay thế.

Ngoài việc dùng thuốc thì việc tắm vòi sen với nước ấm cũng có thể giúp ích cho cơn đau của bạn, tránh sử dụng cánh tay bị thương của bạn nhiều đặc biệt là khi đưa khuỷu tay lên cao ngang vai. Bạn có thể sẽ cần đến gặp một bác sĩ vật lý trị liệu để chỉ bạn thực hiện các bài tập tăng cường và kéo giãn cơ vai của mình.

Nếu bạn đã sử dụng thuốc nhưng tình trạng vẫn diễn ra kéo dài thì bác sĩ có thể xem xét việc tiêm thuốc Coritsone – đây là loại thuốc kháng viêm mạnh và chỉ sử dụng khi cần thiết vì nó có thể làm suy yếu cơ bắp nếu dùng không đúng cách.

Nếu các triệu chứng vẫn kéo dài hoặc có dấu hiệu yếu cơ thì bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm, chụp MRI hoặc Arthrogram để loại trừ rách cơ rotator cuff. Nếu nó bị rách bạn sẽ cần phải nhờ đến phẫu thuật.

Hầu hết những trường hợp bị hội chứng chạm mỏm cùng vai đều được chữa khỏi bằng cách dùng thuốc và các bài tập bổ trợ, chỉ cần tránh hoạt động nâng tay lên cao trong thời gian điều trị.

Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi điều trị bằng thuốc

Đau dạ dày, khó tiêu và đau đầu là những tác dụng phụ dễ thấy nhất khi dùng thuốc chống viêm qua đường uống. Để hạn chế đau dạ dày thì nên dùng nó trong hoặc sau bữa ăn. Thuốc cũng có thể gây nôn và táo bón, chảy máu dạ dày mặc dù hiếm khi gặp phải.

Đối với việc tiêm Cortisone thì hầu hết phụ thuộc vào liều lượng và tần suất tiêm. Tiêm Cortisone thường ít có tác dụng phụ nghiêm trọng, nó chủ yếu là tăng lượng đường trong máu, tăng cân, loãng xương, làm mỏng da, tăng huyết áp, giảm khả năng chống nhiễm trùng.

Kết luận

Hội chứng chạm mỏm cùng vai mặc dù khá dễ gặp ở những người thường xuyên chơi thể thao, tuy nhiên đây là hội chứng có thể dễ dàng khắc phục, chỉ cần hạn chế chuyển động ở vùng bị đau và uống thuốc đúng cách là sẽ có thể chữa khỏi hoàn toàn sau vài tuần.

Tham khảo: webmd – Wiki

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *