Nếu bạn để ý thì rất nhiều người mặc đồ bó cơ trong khi tham gia các hoạt động thể thao như gym hay chạy bộ. Vậy mặc quần áo bó cơ có thật sự giúp tăng hiệu quả phục hồi cơ như quảng cáo hay không, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Cho dù bạn là người mới hay một VĐV thể thao chuyên nghiệp thì chuyện phục hồi cơ bắp luôn là vấn đề cần phải quan tâm. Việc bạn phục hồi nhanh chóng sau khi tập sẽ giúp bạn quay trở lại buổi tập sớm hơn, rút ngắn được mục tiêu đề ra và nhất là giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái khi tập luyện.
Có rất nhiều nghiên cứu để tìm ra cách giúp cơ bắp phục hồi thật nhanh và từ đó có nhiều sản phẩm được quảng cáo là giúp phục hồi cơ bắp hiệu quả ra đời điển hình là đồ bó cơ.
Quần áo bó cơ là gì?
Quần áo bó cơ được mặc trên các bộ phận khác nhau và được bó sát cơ thể, tạo ra lực nén. Chúng thường được làm từ Nylon và spandex và một số loại chất liệu khác.
Đồ bó cơ giúp tăng lưu thông báo đến cơ bắp, cung cấp nhiều oxy và dưỡng chất hơn, giảm khả năng bị chuột rút, đặc biệt tăng hiệu suất của bạn.
Quần áo bó cơ cũng giúp cho thời gian phục hồi được giảm xuống do vậy được rất nhiều VĐV sử dụng trong thi đấu.
Quần áo bó cơ có thể được các bác sĩ sử dụng để điều trị một số bệnh liên quan đến lưu thông máu.
Các loại quần áo bó cơ
Các loại quần áo bó cơ y tế được sử dụng để giúp phục hồi sau phẫu thuật, tăng lưu thông máu. Mặc khác, quần áo bó cơ thể thao được thiết kế như một trang phục bình thường để mặc hoặc một phần của cơ thể (ví dụ như cẳng tay, đùi, đầu gối….)
Một số loại quần áo bó cơ thể thao thường thấy
- Quần dài
- Chỉ bao bọc đầu gối (Knee sleeves)
- Quần dài 3/4
- Quần sọt
- Bọc bắp chân
- Áo dài tay và ngắn tay
- Tất (vớ)
- Bọc đùi
Mặc quần áo bó cơ có hiệu quả không?
Trước khi đặt mua thì bạn cần phải biết nó có hiệu quả hay không đúng không nào. Do vậy trước khi vô vấn đề chính chúng ta cần tìm hiểu một chút về nguyên nhân bị đau cơ trước nha.
Nguyên nhân bị đau cơ là gì?
Khi bạn tập luyện, cơ bắp sẽ có những vết rách li ti gây đau và việc này giúp tạo ra nhiều sợi cơ hơn và giúp cơ bắp to lớn hơn, ngoài ra, đau cũng có thể là dấu hiệu của viêm do những vết rách gây ra.
Các cơn đau thường diễn ra sau 24-48 tiếng kể từ lúc bạn dừng tập luyện và được gọi là DOM (đau cơ khởi phát muộn), mức độ của cơn đau tùy thuộc vào thời gian và cường độ tập luyện của bạn.
Loại đau cơ này khác với đau cơ do chấn thương như bong gân hoặc căng cơ. DOM thường tự hết sau 24-72 tiếng sau khi bạn tập. Bất kỳ cơn đau nào kéo dài hơn 72 tiếng đều có thể là dấu hiệu của chấn thương và cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.
Do vậy, chúng ta thường sẽ có quy tắc là không tập lại cùng một nhóm cơ trong vòng 24-72 tiếng và thay vào đó sẽ tập cho nhóm cơ khác. Ví dụ thứ 2 bạn tập tay trước thì chỉ nên tập lại vào thứ 4 hoặc thứ 5.
Các nghiên cứu nói gì?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về sự hiệu quả của việc mặc quần áo bó cơ đến việc phục hồi cơ bắp cụ thể như sau:
- Có thể giúp giảm tổn thương cơ: Một dấu hiệu sinh học về tổn thương được gọi là creatine kinase đã được chứng minh là giảm bớt sau khi tập thể dục mà có mặc quần áo bó sát và sửa chữa các cơ bắp bị hư tổn.
- Giảm đau và viêm: Quần áo bó cơ thật sự có tác dụng đến việc giảm đau và viêm sau khi tập đáng kể.
- Giảm đau nhức và mệt mỏi: Kết quả của các phân tích tổng hợp cho thấy mặc quần áo bó cơ có thể làm giảm đau nhức và mệt mỏi cơ do tổn thương sau khi tập, các nhà khoa học cho rằng là do sự tăng cường lưu thông máu khi mặc quần áo bó cơ gây nên.
- Vận động viên được hưởng nhiều lợi ích: Một phân tích năm 2017 được suất bản trên Sports Medicine đã kiểm tra xem liệu quần áo bó cơ có hiệu quả trong phục hồi cơ với các chương trình tập luyện khác nhau bao gồm sức mạnh, sức bền và hiệu suất và kết quả cho thấy những người tập luyện kháng lực được hưởng nhiều lợi ích nhất, sau đó là đến đạp xe.
- Thúc đẩy phục hồi cơ sau tập: Hầu hết nghiên cứu cho thấy quần áo bó sát mặc sau khi tập cho hiệu quả phục hồi tốt nhất. Còn việc mặc trong khi tập vẫn còn nhiều mâu thuẫn.
Một số lợi ích khác khi mặc quần áo bó cơ
- Có thể cải thiện hiệu suất: Nhiều vận động viên cho biết họ thấy hiệu suất của mình được cải thiện, tuy nhiên đó là cảm nhận của họ, chưa có nghiên cứu nào chứng mình rõ ràng điều này.
- Cải thiện thời gian phục hồi cho thân trên: Nghiên cứu năm 2014 cho thấy việc mặc quần áo bó cơ có thể giúp thân trên phục hồi nhanh hơn từ 3-8 giờ sau khi tập.
- Tăng khả năng kiểm soát: Quần áo bó cơ có thể giúp các vận động viên như trượt tuyết giảm độ rung động cơ bắp và tăng khả năng kiểm soát tốt hơn.
Kết luận
Mặc quần áo bó cơ thật sự có thể giúp cải thiện phục hồi cơ bắp sau khi tập, ngoài ra nó cũng được nhiều vận động viên đánh giá là giúp họ tăng hiệu suất trong thi đấu. Có nhiều loại quần áo bó cơ khác nhau cho từng mục đích tập luyện, do vậy bạn cần chú ý lựa chọn thương hiệu uy tín để sử dụng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất nhé.
Nguồn tham khảo
- Mizumura K, Taguchi T. Delayed onset muscle soreness: Involvement of neurotrophic factors. The Journal of Physiological Sciences. 2015;66(1):43-52. doi:10.1007/s12576-015-0397-0
- Hotfiel T, Freiwald J, Hoppe MW, et al. Advances in Delayed-Onset Muscle Soreness (DOMS): Part I: Pathogenesis and Diagnostics. Sportverletz Sportschaden. 2018;32(4):243-250. doi:10.1055/a-0753-1884
- Pérez-Soriano P, García-Roig Á, Sanchis-Sanchis R, Aparicio I. Influence of compression sportswear on recovery and performance: A systematic review. Journal of Industrial Textiles. 2018;48(9):1505-1524. doi:10.1177/1528083718764912
- Hill J, Howatson G, van Someren K, Leeder J, Pedlar C. Compression garments and recovery from exercise-induced muscle damage: a meta-analysis. Br J Sports Med. 2014;48(18):1340-1346. doi:10.1136/bjsports-2013-092456
- Engel FA, Holmberg H-C, Sperlich B. Is there evidence that runners can benefit from wearing compression clothing? Sports Medicine. 2016;46(12):1939-1952. doi:10.1007/s40279-016-0546-5
- Marqués-Jiménez D, Calleja-González J, Arratibel I, Delextrat A, Terrados N. Are compression garments effective for the recovery of exercise-induced muscle damage? A systematic review with meta-analysis. Physiology & Behavior. 2016;153:133-148. doi:10.1016/j.physbeh.2015.10.027
- Brown F, Gissane C, Howatson G, van Someren K, Pedlar C, Hill J. Compression Garments and Recovery from Exercise: A Meta-Analysis. Sports Med. 2017;47(11):2245-2267. doi:10.1007/s40279-017-0728-9
- Beliard S, Chauveau M, Moscatiello T, Cros F, Ecarnot F, Becker F. Compression garments and exercise: no influence of pressure applied. J Sports Sci Med. 2015;14(1):75-83. Published March 1, 2015.
- da Silva CA, Helal L, da Silva RP, Belli KC, Umpierre D, Stein R. Association of lower Limb compression GARMENTS During high-intensity exercise with performance and Physiological responses: A systematic review and meta-analysis. Sports Medicine. 2018;48(8):1859-1873. doi:10.1007/s40279-018-0927-z
- Goto K, Morishima T. Compression garment promotes muscular strength recovery after resistance exercise. Med Sci Sports Exerc. 2014;46(12):2265-2270. doi:10.1249/MSS.0000000000000359
- Yang C, Xu Y, Yang Y, Xiao S, Fu W. Effectiveness of using compression garments in Winter Racing Sports: A NARRATIVE REVIEW. Frontiers in Physiology. 2020;11. doi:10.3389/fphys.2020.00970