Runner’s High – Lý giải cảm giác hưng phấn khi chạy bộ đường dài

Runner’s High – Lý giải cảm giác hưng phấn khi chạy bộ đường dài

Rất nhiều người cho biết họ thường đạt có được trạng thái Runner’s High – cảm giác cực kỳ hưng phấn – sau khi hoàn tất chạy bộ đường dài. Vậy tại sao bạn lại có thể đạt được trạng thái kỳ lạ này, hãy cùng tìm hiểu nào.

Runner’s High – Lý giải cảm giác hưng phấn khi chạy bộ đường dàiKhi chúng ta thực hiện một buổi chạy bộ khoảng 5km, chúng ta thường thấy mệt, mồ hôi đầm đìa. Còn nếu tăng lên 10km thì sẽ thấy chỉ muốn nằm luôn tại chỗ sau khi chạy xong. Tuy nhiên, có 1 điều vô cùng thú vị khi bạn đủ sức chạy được một quãng đường dài 42km (tương đương 1 chặng đua Marathon) thì bạn sẽ có được 1 cảm giác hưng phấn lạ thường.

Hiện tượng này được gọi là Runner’s High và được rất nhiều VĐV chạy bộ báo cáo lại kể cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Theo đó, trạng thái Runner’s High sẽ giúp họ cảm thấy cực kỳ hạnh phúc và quên đi cảm giác đau đớn của buổi chạy ?

Sản phẩm khuyên dùng

Sữa Phục Hồi Cơ Bắp Hammer Nutrition Recoverite 49g

Sở hữu TỈ LỆ VÀNG Carb và Protein 3:1 giúp xây cơ hoàn hảo. Cung cấp Whey Protein Isolate, hầu như không chứa chất béo và lactose
Cung cấp ChromeMate® Chromium polynicotinate (để tối đa hóa tổng hợp glycogen cơ bắp) và L-carnosine giúp phục hồi và bảo vệ cơ bắp tối ưu. Làm giảm đau nhức sau khi luyện tập.

TÌM HIỂU THÊM »

Vậy tại sao chúng ta lại có hiện tượng Runner’s High kỳ lạ này ?

Có thể do ảnh hưởng của Endorphin

Trong 1 nghiên cứu năm 1980 thì các nhà khoa học đã phát hiện ra nồng độ Endorphin trong máu tăng cao khi tập thể dục. Do vậy khả năng Endorphin giúp chúng ta đạt được cảm giác hưng phấn do chạy bộ là rất lớn.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây trên chuột cho thấy mối nghi ngờ ảnh hưởng của Endorphin khi nó thực ra chẳng ảnh hưởng gì đến chuyện chúng ta vui hay không sau khi tập luyện. Theo đó, Endorphin được xác nhận là các phân tử có kích thước rất lớn và không có chuyện đi từ máu lên não để tạo ra hiệu ứng Runner’s High

Do vậy, các nhà khoa học tin rằng, Endorphin không phải là hợp chất duy nhất làm nên hiện tượng hưng phấn kỳ lạ này.

Runner’s High – Lý giải cảm giác hưng phấn khi chạy bộ đường dàiGiả thuyết về anandamide

Trong năm 2004, trong quá trình tìm lời giải thích hợp lý hơn cho hiện tượng Runner’s High này, các nhà khoa học phát hiện ra một hợp chất khác là anandimide cũng tăng lên khi tập luyện.

Anandimide không phải là hợp chất mới, nó được biết đến từ năm 1992. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh khiến chúng ta có được cảm giác hưng phấn. Anandamine còn được biết đến với cái tên “phân từ hoan lạc” và nó khá giống với THC (Tetrahydrocannabinol) được tìm thấy trong thuốc phiện, may mắn là anandamide khoogn gây nghiện.

Và 1 lý do quan trọng tiếp theo đó là anandamide có khả năng đi từ máu lên não. Vào năm 2015, các nhà khoa học đã nghiên cứu để so sánh giữa Endorphin và Anandamine trên chuột.

Họ cho những con chuột này thực hiện chạy bộ trên trên bánh xe và họ nhận thấy cả Edorphin và Anandamine đều tăng lên và chúng cũng thể hiện sự hưng phấn sau khi chạy.

Bằng chứng là khi được tiếp xúc với nguồn sáng mạnh, những con chuột vẫn tỏ ra bình tĩnh và ít lo lắng hơn. Đồng thời, chúng cũng có khả năng chịu đựng được các kích thích đau nhẹ.

Các nhà nghiên cứu sau đó đã sử dụng các loại thuốc đặc biệt là ngăn chặn sự sản sinh Endorphin và Anadamine. Kết quả như sau

  • Khi Endorphin bị chặn, chúng vẫn hưng phấn như thường
  • Khi Anandamine bị chặn thì các hiệu ứng trước đó hoàn toàn không xảy ra.

Do vậy, dựa theo nghiên cứu này thì Anandamine có thể mới là chất tạo nên hiệu ứng Runner’s High ở người chạy bộ đường dài!

Liệu có còn hợp chất nào khác nữa không ?

Trong khi Endorphin và Anandamine là 2 hợp chất được cho là ảnh hưởng lớn nhất đến hiện tượng Runner’s High, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn liên tục phát hiện ra những thứ mới mẻ hơn.

Ví dụ trong năm 2015 một nghiên cứu cho thấy, những con chuột có lượng Hocmon Leptin thấp thì sẽ có thể năng chạy xa hơn những con chuột có lượng Leptin bình thường.

Leptin còn được biết đến với tên gọi “hocmon trầm cảm” vì nó gây ức chế cảm giác đói để điều chỉnh mức tiêu thụ năng lượng của cơ thể.

Một giả thuyết cho rằng, khi bạn càng cảm thấy đói thì bạn càng động viên cơ thể chạy hơn. Và việc động lực tăng cao sẽ tạo nên cảm giác hưng phấn và kết quả là bạn sẽ cảm thấy hiện tượng Runner’s High sau khi hoàn tất cuộc thi.

Mặc dù chúng ta có tới 3 giả thuyết về cách mà cơ thể tạo nên hiện tượng hưng phấn kỳ lạ này khi chạy bộ, tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chỉ giới hạn trên chuột chứ chưa có thí nghiệm thực tế trên cơ thể người và có thể nó sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

Do vậy, có lẽ chúng ta sẽ cần thêm thời gian để các nhà khoa học có thể tìm được câu trả lời chính xác cho hiện tượng thú vị khi chạy bộ này. Chúng ta cùng chờ xem nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *