Nếu bạn từng tìm hiểu về gym thì chắc chắn đã nghe qua Axit lactic đúng không, về cơ bản thì bạn được biết đây là 1 chất làm cho cơ bắp mau mỏi khiến bạn không tập thêm được nữa. Vậy nếu nó là như vậy thì Axit Lactic có phải kẻ thù của dân tập tạ hay nó chính là năng lượng giúp bạn xây dựng cơ bắp to hơn. Cùng Thể Hình Channel tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Sự thật về Axit Lactic | Kẻ thù hay bạn tốt của cơ bắp ?
Định nghĩa về Axit Lactic là gì ?
Axit Lactic là một hợp chất hóa học quan trọng trong quá trình sinh hóa và được phát hiện vài năm 1780 bởi Carl Wilhelm Scheele. Trong dung dịch nó có thể mất 1 Proton từ nhóm axit tạo ra ion lactate.
Khi vận động viên vận động mạnh thì cơ thể không đủ cung cấp oxy cho cơ bắp nên nó sẽ mượn đỡ glucose từ các tế bào để tạo thành axit lactic.
Và về cơ bản chúng ta biết công dụng của nó nhiều nhất đó chính là làm mỏi cơ.
Axit Lactic làm mỏi cơ vậy nó có phải kẻ thù của ta hay không ?
Hầu hết mọi người đều xem nó là kẻ thù vì nó làm người ta mệt mỏi, nhưng những nghiên cứu mới nhất về chuyện này đã cho thấy axit lactic không phải là một chất cơ thể thật sự sản sinh ra và có thể gọi nó chỉ là huyền thoại mà thôi.
Thay vào đó, cơ thể chúng ta tạo ra thứ gọi là lactate và cơ thể chúng ta sản sinh nó mọi nơi mọi lúc. Chưa kể lactate có lợi cho cơ thể và nó có lợi thế nào chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu nhé.
Sự thật về Axit Lactic
Trong hàng thập kỷ kể từ khi nó được biết đến thì các huấn luyện viên đều cho rằng Lactic chính là nguyên nhân bạn bị đau nhức khi ta vận động mạnh.
Về lý thuyết, lactic được sinh ra thông qua việc phân hủy Glucose thành năng lượng và nó được kết luận là khi tích tụ nhiều sẽ làm tăng nồng độ axit lên và khiến cơ bị mỏi.
“Tuy nhiên, nó mới chỉ là lý thuyết, chưa có nghiêm cứu thật sự” Jeremy McCormick – tiến sĩ khoa thể dục tại đại học New Mexico – nói.
Khi ta tập luyện, cơ thể cần 1 lượng lớn năng lượng, chúng sẽ phá vỡ ATP (xem ATP là gì) và 1 ion Hydro được giải phóng trong quá trình này.
Khi ta tập cường độ mạnh, oxy đưa vào không kịp với cường độ nên sự trao đổi chất cũng bị hạn chế theo và làm gia tăng ion hydro trong cơ thể. Nó thật sự tạo ra môi trường axit quanh cơ bắp của chúng ta.
Vậy thật sự thủ phạm ở đây chính là ion Hydro, thế sao ta lại đổ lỗi cho Axit lactic ?
Nếu bạn là 1 người khỏe manh, cơ bắp sẽ được lưu trữ đủ lượng carbohydrate dưới dạng glycogen từ bữa ăn tối qua. Khi bạn chạy bộ khoảng 2 phút, cơ bắp sẽ bắt đầu phá vỡ glucose thành năng lượng và tạo thành pyruvate và lactate. (Axit lactic không hình thành trong cơ thể và điều này chỉ là do ngữ nghĩa).
Khi bạn tập ở mức vừa phải, bạn có thể duy trì được khoảng 20 phút, lúc này bạn thở bằng miệng và hít bằng mũi (lúc này có rất nhiều oxy) và pyruvate sẽ di chuyển vào bên trong tế bào cơ đến mitochondria (tế bào của tế bào cơ) , và ATP được hình thành. Bạn sẽ tự hỏi rằng lượng glucose phá vỡ sinh ra lactate hay pyruvate và nhiều hay ít ?
Các tế bào không chỉ sản xuất mỗi lactate hay chỉ pyruvate vào 1 thời điểm, cơ thể con người luôn cố gắng tạo ra sự cân bằng do đó sẽ luôn có 1 lượng lactate được sản sinh ra.
Khi bạn bắt đầu tập thì tỉ lệ pyruvate sẽ cao hơn lactate. Nói chung thì tỉ lệ này phụ thuộc vào lượng mitochondria có sẵn trong cơ bắp và khả năng phá vỡ glucose xảy ra nhanh tới đâu.
Bạn có thể tưởng tượng khi cường độ tập tăng lên thì nhu cầu năng lượng sẽ tăng theo và để đáp ứng điều đó thì quá trình phân giải sẽ diễn ra nhanh hơn.
Quay lại chuyện chạy bộ, lúc này bạn chạy mức độ vừa được 10 phút và năng lượng sản sinh ra bên trong mitochondria bắt đầu đạt được lượng pyruvate mà cũng có thể sản sinh được và tạo ra ATP.
Lúc này là lúc lactate đi vào, khi mà mitochondria không còn cần nhiều đến pyruvate và nó sẽ sản sinh nhiều lactate hơn để bù lại.
Một lần nữa điều này lý giải tại sao các huấn luyện viên gọi lactate là axit lactic – thủ phạm gây ra mỏi cơ. Lactate tăng lên khi hiệu suất cơ thể giảm xuống, nhưng những nghiên cứu mới cho thấy, lactate không ảnh hưởng đáng kể đến sự co giãn của cơ mà nó còn tạo ra lực cho cơ nữa.
Vậy Axit lactic là bạn hay thù ?
Để giữ cho cơ thể hoạt động tốt, cơ thể luôn cố gắng giảm thiểu nồng độ axit xuống bằng cách trung hòa lượng ion hydro được tạo ra. Lactate không gây ra môi trường axit, nó cố gắng giảm thiểu nó đi.
“Cơ thể ta nếu không sản xuất lactate thì sẽ gây nên tích tụ ion hydro và cơ thể bạn sẽ không thể hoạt động được nữa.” May mắn là cơ thể chúng ta luôn sản xuất ra lactate và nó luôn được giải phóng nhanh nhất có thể.
Lactate không chỉ có mỗi nhiệm vụ trung hòa ion hydro. Nó còn là nguồn năng lượng cho cơ, tim, và não của chúng ta nữa.
Khi cơ thể tập nặng, nó sẽ được vận chuyển vào vòng tuần hoàn của tế bào cơ và tạo thành năng lượng “Một số đi tới gan để tạo thành nhiều glucose hơn cho cơ thể” McCormick nói.
Mặc dù sự khác biệt giữa axit lactat và axit lactic chủ yếu là về mặt ngữ nghĩa nhưng với khám phá mới này sẽ mở ra cho chúng ta cơ hội mới trong tập luyện. Thay vì tránh việc tập luyện tạo ra lactate thì chúng ta có thể tập luyện ở mức cao hơn để cơ thể có thể tạo ra khả năng ‘thanh lọc’ mạnh hơn bằng cách sử dụng lactate mà nó sản xuất ra.
Khi mà chúng ta không thể can trở việc bị mỏi cơ thì ta có thể trì hoãn nó xảy ra nhanh hơn, lactate không phải lúc nào cũng xấu đúng không ?.
Tham khảo
George Brooks, et al.(2005). Exercise Physiology: Human Bioenergetics and Its Applications, 4th Edition. Chpt 5 pp. (59-92).
Anita M Rivera-Brown, et al. (2012). Principles of Exercise Physiology: Responses to Acute Exercise and Long-term Adaptations to Training. Exercise and Sports for Health Promotion, Disease, and Disability. doi:20.1016/j.pmrj.2012.10.007
Cairns SP. (2006) Lactic acid and exercise performance: culprit or friend? Sports Medicine. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16573355
Robert, A. Robergs, et al. Biochemistry of exercise-induced metabolic acidosis. Am J. Physiol Regul Comp Phyisol. doi: 10.1152/ajpregu.00114.2004
Rogerio Santos de Oliveira Cruz, et al. (2012). Intracellular Shuttle: The lactate Aerobic Metabolism. The Scientific World Journal. doi: 10.1100/2012/420984
LA, Messonier, et al. (2013) Lactate Kinetics at the lactate threshold in trained and untrained men.Journal of Applied Physiology. doi:10.1152/japplphysiol.00043.2013