Khi bạn tập luyện, chắc chắn sẽ có lúc bạn sẽ thấy có 1 cơ bắp chậm phát triển hơn nhóm cơ khác ví dụ như vai bên trái to nhanh hơn vai bên phải, hay ngực trái to hơn ngực phải chẳng hạn. Vậy bạn sẽ giải quyết vấn đề như này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu xem nhé.
Khi bạn đi tập thể hình, điều đầu tiên bạn cần phải làm đó là bạn sẽ đi theo hướng tập luyện nào, vì mục tiêu đó sẽ quyết định lên cách mà bạn tập về sau.
Nếu mục tiêu của bạn là tập cho sức mạnh thì thì sẽ tập trung phần lớn vào việc đẩy tạ càng nặng càng tốt. Ngược lại, nếu bạn tập luyện để tăng cơ bắp, để đi thi đấu thì bạn sẽ cần tập để tại sự phì đại cơ nhiều nhất nhưng vẫn giữ được tỉ lệ vóc dáng của cơ thể cân đối.
Như vậy, bạn đã trả lời cho câu hỏi: Mục tiêu của bạn là gì hay chưa ?
Nếu bạn dự tính là 1 VĐV thể hình thì bạn sẽ cần phải tập luyện để cho cơ bắp to hơn, đẹp hơn như những nhân vật hoạt hình vậy. Tuy nhiên, bạn sẽ xử lý ra sao khi 1 bên hoặc 1 phần của cơ thể bạn không phát triển đồng đều như bên còn lại ?
Tại sao 1 phần cơ bắp chậm phát triển hơn phần còn lại ?
Lý do khiến cho 1 phần cơ bắp chậm phát triển hơn với phần khác có thể là do bạn tập không đủ những bài tập nhắm vào phần cơ đó, hoặc bạn không cảm nhận được cơ khi tập, bạn tập không đủ ROM do bạn không biết hoặc cơ thể bạn không thể thực hiện được.
Hoặc đơn giản là do bạn bỏ qua những bài tập cho nhóm cơ đó mà chỉ tập trung vào những nhóm cơ bạn thích.
Một khi bạn hiểu rõ nguyên nhân mà 1 phần cơ bắp chậm phát triển hơn thì bạn sẽ đi vào để giải quyết nó.
Đừng lo lắng nếu bạn không biết bài tập nào để nhắm vào các mục tiêu mà bạn chọn, chỉ cần tìm hiểu trên Thể Hình Channel hoặc các kênh lớn như Bodybuilding là bạn có thể dễ dàng tìm thấy được những bài tập có thể nhắm vào được các mục tiêu mà bạn cần.
Khi bạn đã có trong tay danh sách các bài tập bạn cần, chỉ cần bổ sung nó vào trong lịch tập gym của bạn là xong.
Không phải ai cũng có thể tập giống nhau
Thể hình là 1 bộ môn mang tính cá nhân hoàn toàn và bạn sẽ cần phải cá nhân hóa mọi thứ từ lịch tập cho đến ăn uống. Chính vì lý do đó khi bạn áp dụng 1 lịch tập hoặc chương trình tập của ai đó mà không phù hợp với cơ thể bạn thì nó sẽ phát triển theo hướng mà bạn không mong đợi.
Ví dụ có 1 số bài tập mà người khác tập rất bình thường nhưng bạn lại không tập được, nó khiến bạn cảm thấy xương khớp bị đau, cử động khó khăn.
Ví dụ với những bài đẩy vai sau đầu chẳng hạn, có những người tập rất bình thường nhưng có những người tập sẽ bị chấn thương vai.
Do vậy, không phải một chương trình tập luyện nào đó phù hợp với người khác thì nó sẽ phù hợp với bạn.
Mục tiêu của bạn là phải thử thách cơ bắp của mình, không phải cứ tập đúng số lần lặp đó, số hiệp đó là xong.
Hãy tìm 4-5 bài tập cho mỗi nhóm cơ bạn thấy nó tốt nhất cho mình, hoàn thành nó với sự thử thách mà bạn đề ra nhé.
Thử thách cơ bắp
Khi tập luyện, sự cảm nhận cơ bắp rất quan trọng thông qua toàn bộ chuyển động của bài tập.
Khi bạn càng nắm rõ được cơ bắp bạn trong khi di chuyển thì những nhóm cơ bắp chậm phát triển nó phát triển nhanh chóng hơn để bắt kịp với nhóm cơ khác.
Tăng tuần suất tập cho nhóm cơ yếu hơn
Bây giờ, sau khi bạn đã biết được nguyên nhân, bạn đã tìm được bài tập phù hợp thì điều tiếp theo đó là tuần suất bạn tập cho nhóm cơ yếu hơn đó phải thường xuyên hơn.
Cho dù bạn không thích tập nhóm cơ đó thì bạn vẫn cần phải tập nếu muốn nó phát triển.
Đầu tiên, thực hiện nhóm cơ chậm phát triển nhiều hơn so với nhóm còn lại, nhưng với cường độ nhỏ hơn cho mỗi buổi tập.
Ví dụ, thay vì tập chân 1 lần/tuần thì bây giờ tập 2-3 lần/tuần. Bạn đừng lo là tập như vậy cơ sẽ không phục hồi kịp rồi dẫn đến chai cơ. Nếu cơ bắp của bạn yếu và không có điều kiện để tập với cường độ cao hơn thì họ sẽ không cần phải tốn nhiều thời gian để phục hồi.
Bạn có thể tập như sau: Thực hiện 2 bài cho nhóm cơ phát triển triển chậm hơn và cảm thấy không tập được nữa thì dừng lại. Thay vì cố gắng hơn nhưng tập với hình thức không đúng kĩ thuật thì thà là bạn chuyển sang tập nhóm cơ bạn thích.
Khi bạn đã quen dần thì giảm tần suất tập xuống và tăng cường độ tập lên là được.
Ví dụ cho một người có phần tay trước và tay sau phát triển chậm như sau
- Buổi 1: Lưng, tay sau, tay trước
- Buổi 2: Đùi trước, đùi sau, bắp chân
- Buổi 3: Ngực, vai, tay trước, tay sau
- Buổi 4: Đùi sau, đùi trước, bắp chân
- Buổi 5: Xô, ngực, tay trước, tay sau
Trọng tâm tập trung nhiều vào phần tay trước và sau. Bạn chỉ nên thực hiện 8-10 hiệp mỗi tuần (không phải mỗi ngày nhé) cho một nhóm cơ yếu là được.
Tăng cường độ lên
Khi sau bạn đã dần quen với kiểu tập ở trên sau 4-5 tuần thì bạn sẽ thấy có nhiều sự khác biệt. Và đó là dấu hiệu mà bạn sẽ cần tăng cường độ tập lên hơn cho nên lúc này tần suất tập cho nhóm cơ đó cũng cần giảm đi.
Điều chỉnh lại lịch tập của mình, có thể giảm số lượng các nhóm cơ mà bạn tập nhưng đừng làm giảm cách bạn tập tổng thể nhé. Mỗi tuần, tăng thêm cường độ bằng cách tăng thêm tạ hoặc thêm số hiệp, lần lặp.
Thành công sẽ tìm đến bạn khi bạn tập rất chăm chỉ và nghiêm túc. Tôi tin vào những gì bạn làm chứ không phải những gì bạn nói bạn sẽ làm.
Khi bạn liên tục sống 1 cuộc sống như 1 người tập thể hình, bạn sẽ trở thành một người tập thể hình. Khi bạn hình dung những gì bạn sẽ trông đợi nó xảy ra bạn có thể làm cho nó xảy ra bằng hành động mỗi ngày để đạt được điều đó.
Bạn có thể tránh gặp phải việc cơ bắp chậm phát triển bằng cách chú ý đén những rào cản khiến bạn không xây dựng được những nhóm cơ đó.
Một khi bạn nắm rõ được gốc rễ vấn đề của bạn thì bạn chỉ cần tiến tới trước và khắc phục nó thôi. Chúc bạn thành công.