Ăn quá nhiều protein không làm cho kết quả bạn mong đợi đến nhanh hơn mà nó còn gây ra cho bạn nhiều vấn đề rắc rối khác.
Chế độ ăn giàu protein thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, đốt nhiều năng lượng hơn, tan mỡ nhanh hơn, cơ bắp săn chắc hơn, nhưng nó chỉ tốt hơn với những người thường xuyên tập luyện vận động.
Bạn là một vận động viên thể hình dày dạn kinh nghiệm, vì vậy bạn tận tâm đến chế độ ăn uống của mình; bạn muốn tăng cân, thực hiện nhiều lần lặp hơn, nhiều hiệp hơn và có nhiều nhiên liệu trong quá trình phát triển cơ bắp hơn. Bạn tối đa hóa lượng protein trong cơ thể. Nhưng liệu tiêu thụ quá nhiều protein có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn? Và chính xác tiêu thụ bao nhiêu protein là quá nhiều?
Ví dụ: đối với một chàng trai nặng 80kg, đó là khoảng 81 gram protein và và nó có thể thay đổi. Nếu bạn muốn tăng nạc hay duy trì cơ bắp, việc bổ sung đủ protein là rất quan trọng. Các nghiên cứu chỉ ra khoảng 1.5-2.2 gam protein nhân lên với mỗi kg khối lượng cơ thể là mức cần thiết mỗi ngày.
Bên cạnh khối lượng cơ bắp và mục tiêu thể chất, những người vận động nhiều sẽ cần nhiều protein hơn, so với người ít vận động.
Nếu bạn có một công việc đòi hỏi hoạt động thể chất, bạn đi nhiều, chạy, bơi lội hoặc bất kể một hình thức hoạt động nào, thì bạn sẽ cần nhiều protein hơn. Vận động viên sức bền cần khá nhiều protein, khoảng 1.2-1.4 gam cho mỗi kg khối lượng cơ thể.
Nhưng nhu cầu cá nhân của cơ thể bạn có thể thay đổi dựa trên cơ địa của mỗi người.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây thì bạn đang ăn quá nhiều protein rồi đó, bạn cần phải cân bằng protein, carbohydrate và chất béo của mình để giúp cơ thể duy trì sức khỏe tốt nhất
1. Bạn bị mất nước
Nước là điều cần thiết khi bạn tăng tiêu thụ protein. Mất nước là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị quá tải. Tình trạng mất nước xảy ra khi thận phải làm việc quá mức khi phải xử lý nito – một phụ phẩm sinh ra sau quá trình chuyển hóa protein và đào thải lượng protein dư thừa. Hậu quả là sẽ khiến cơ thể bị khát, gây tổn hại đến thận và dẫn đến nguy cơ bị sỏi thận.
Mẹo nhỏ: Cố gắng điều chỉnh cả lượng protein và nước để duy trì sự cân bằng. Hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ nước để bạn không bao giờ khát, và tránh các thực phẩm mặn hoặc caffein làm bạn mất nước.
2. Não bạn lúc nào cũng trên mây
Glucose là nguồn nhiên liệu chính cho não bạn. Nếu sự gia tăng protein trong chế độ ăn uống thay thế một lượng carbohydrate lành mạnh, não của bạn có thể không nhận được nhiên liệu cần thiết để hoạt động tốt nhất. Kết quả: bạn nhận thấy rằng cơ thể lờ đờ. Nếu bạn bị quá tải protein trong thời gian dài và bạn bắt đầu tích tụ amoniac trong dòng máu, bạn có thể nhận thấy những cơn chóng mặt hoặc mất phương hướng. Vấn đề này thường không gặp ở những người có cơ thể khỏe mạnh.
Mẹo nhỏ: Không ai muốn trải qua cảm giác như não của họ ở trên mây. Nếu bạn cảm thấy mờ ảo, hãy nạp carbs nhanh để não phục hồi lại. Tuy nhiên, nếu bạn chóng mặt và / hoặc mất phương hướng thì cần phải đến bệnh viện. Hay liên hệ với bác sĩ của bạn nếu có những dấu hiệu phát sinh.
3. Bạn đang béo lên
Nếu bạn không cẩn thận kiểm soát chế độ ăn uống của mình, thì việc ăn quá nhiều protein có thể khiến bạn tăng mỡ do lượng calo dư thừa hoặc tệ hơn, khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường. Theo các nhà nghiên cứu, nếu mỡ của bạn chứa quá nhiều calo, thì việc sử dụng BCAA có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa.
Mẹo nhỏ: Hãy hạn chế ăn những thực phẩm chiên, phô mai, hamburger vì lượng chất béo chứa trong này rất nhiều. Điều chỉnh thực đơn một cách khoa học cho toàn bộ chế độ ăn uống của bạn để bạn tiêu thụ protein cùng với carbs và chất béo lành mạnh.
4. Hiệu suất không phát huy được tối đa
Khi bạn ăn quá nhiều protein, bạn thường giảm mức tiêu thụ carbs hoặc chất béo. Nếu bạn giảm lượng carbohydrate để tăng protein, cả cường độ tập luyện và hiệu suất có thể bị ảnh hưởng. Nhưng các nhà khoa học nói rằng, lượng protein hàng ngày cao hơn với mức tiêu thụ chất béo, có thể làm giảm đáng kể lượng calo nạp vào hằng ngày, tù đó có thể giúp bạn có cân nặng lý tưởng hơn.
Mẹo nhỏ: Chia mức tiêu thụ protein bằng nhau giữa các bữa ăn và đồ ăn nhẹ để cơ thể kịp thời hấp thụ, tăng cường năng lượng và chất béo lành mạnh trong chừng mực cho phép.
5. Bạn bị táo bón
Chế độ ăn kiêng giàu protein / low-carb thường ít chất xơ khiến cơ thể dễ bị táo bón.
Mẹo nhỏ: Tăng lượng chất lỏng và tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt của bạn ở dấu hiệu táo bón đầu tiên. Điều này có thể có nghĩa là bạn giảm protein cho đến khi các triệu chứng giảm bớt.
6. Bạn bị hôi miệng
Chế độ ăn kiêng low-carb thường có hàm lượng protein cao hơn. Nếu không cân bằng lượng carb / protein, kết quả là bạn có thể bị hôi miệng.
Mẹo nhỏ: Bạn nên sử dụng dụng cụ cạo lưỡi, đánh răng thường xuyên và sử dụng nước súc miệng để chống lại chứng hôi miệng khi bạn ăn nhiều thực phẩm chứa protein.
7. Bạn đã bị sỏi thận
Các nhà nghiên cứu cho biết, chế độ ăn giàu protein có khả năng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi trong đường tiết niệu. Nói một cách đơn giản, mất nước và thừa canxi trong nước tiểu có thể dẫn đến sỏi thận.
Mẹo nhỏ : Để duy trì sự cân bằng axit-bazơ và ngăn ngừa sự hình thành sỏi trong cơ thể, các nhà khoa học khuyên bạn nên ăn nhiều loại trái cây và rau quả chứa nhiều kali, bổ sung glutamine hoặc natri bicarbonate cũng có thể giúp khôi phục cân bằng axit-bazơ trong cơ thể.
Tóm lại: Nguy cơ của việc ăn quá nhiều protein
Việc ăn quá nhiều protein là không tốt, gây ảnh hưởng đến thận, dẫn đến táo bón, hôi miệng, béo phì,…và là mầm mống của nhiều căn bệnh sau này. Nhưng thường thì nó không ảnh hưởng nhiều nếu cơ thể của bạn.
Do đó, cách tốt nhất bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng, tránh ăn quá nhiều protein đặc biệt là protein có nguồn gốc từ động vật.