Cách xử lý cảm giác nóng rát bàn chân khi chạy bộ, đi bộ

Cách xử lý cảm giác nóng rát bàn chân khi chạy bộ, đi bộ

Cảm giác nóng rát bàn chân khi chạy bộ, đi bộ rất phổ biến. Đương nhiên, bàn chân của bạn sẽ nóng lên khi bạn đi bộ hoặc chạy bộ. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy quá nóng thì có thể bạn đang gặp phải vấn đề. có thể do các vấn đề liên quan đến tất và giày của bạn hoặc có thể do mệt mỏi sau một buổi tập luyện dài.

Cách xử lý cảm giác nóng rát bàn chân khi chạy bộ, đi bộ

Nóng rát bàn chân cũng có thể là triệu chứng của các tình trạng bệnh lý như bệnh nấm da chân hoặc tổn thương dây thần kinh.

Nhận thức được những điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định các giải pháp để bạn có thể giảm bớt sự khó chịu.

Các bước đầu tiên của bạn nên là tự chăm sóc bản thân, thay đổi giày dép và giải quyết các vấn đề bạn có thể điều trị tại nhà.

Lưu ý: Nếu bàn chân vẫn còn nóng rát sau khi bạn đã tự xử lý các vấn đề tại nhà hoặc bạn có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, bạn nên đi khám ngay lập tức.

Cùng Thể Hình Channel tìm cách xử lý cảm giác nóng rát bàn chân khi chạy bộ ngay dưới đây nha

Hãy kiểm tra đôi giày của bạn

Khi bạn bị nóng rát chân trong khi tập luyện đi bộ hoặc chạy, đôi giày và cách bạn mang chúng có thể là thủ phạm chính.

Trước hết, hãy nhìn vào chất liệu của đôi giày của bạn. Bạn có thể bạn đang đi giày và đế giày không thoáng khí. Không có không khí lưu thông xung quanh bàn chân của bạn sẽ làm bàn chân bị nóng và đổ mồ hôi nhiều hơn.

Cách xử lý cảm giác nóng rát bàn chân khi chạy bộ, đi bộ

Khi chọn giày chạy bộ tốt nhất, hãy xem xét chọn chất liệu dạng lưới vì chúng cho phép nhiều luồng không khí hơn để giữ cho bàn chân của bạn mát mẻ so với giày làm bằng da.

Bạn cũng nên xem xét việc trang bị cho những đôi giày có kích cỡ phù hợp. Bàn chân của bạn sưng lên khi bạn chạy hoặc đi bộ nếu giày của bạn quá nhỏ, không khí không thể lưu thông và bạn sẽ có nhiều ma sát hơn giữa bàn chân và giày.

Giày quá rộng cũng có thể góp phần tạo ra ma sát khi chân bạn di chuyển trong đó quá nhiều gây ra nóng rát bàn chân khi chạy bộ.

Miếng lót giày của bạn cũng có thể là thủ phạm. Một số miếng lót có thể khiến chân bạn cảm thấy nóng, ngay cả khi giày của bạn thoáng khí. Mua miếng lót giày mới hoặc đổi chúng với miếng lót giày của một đôi giày khác để xem liệu chúng có phải là thủ phạm hay không.

Những lời khuyên sau đây cũng có thể giúp ngăn ngừa bàn chân nóng rát khi chạy bộ:

Bôi trơn bàn chân của bạn: Sử dụng sản phẩm chống phồng rộp/chafing chẳng hạn như BodyGlide. Điều này sẽ giúp giảm ma sát và ngăn ngừa phồng rộp.

Thắt dây giày đúng cách: Bạn có thể buộc dây giày quá chặt, khiến hạn chế lưu thông máu hoặc thậm chí kích thích các dây thần kinh ở đầu bàn chân. Bạn nên để độ rộng đủ để trượt một ngón tay dưới nút thắt. Hãy nhớ rằng bàn chân của bạn sẽ phồng lên khi bạn đi bộ hoặc chạy và bạn có thể cần nới lỏng dây giày sau khi đã khởi động. Bạn nên học các kỹ thuật buộc dây để đảm bảo chúng không quá chật ở những vùng nhạy cảm.

Sản phẩm khuyên dùng

Dây giày thông minh phản quang 3 vạch LiveFit Lock Laces

Tự động cột dây giày của bạn một cách nhanh chóng, nhiều màu sắc trẻ trung phù hợp với cả nam và nữ

TÌM HIỂU THÊM »

Chọn lớp đệm phù hợp: Mệt mỏi do tập luyện trong thời gian dài hoặc khi bạn phải đứng lâu trong ngày cũng có thể dẫn đến tình trạng nóng rát bàn chân. Bạn có thể cần thêm lớp đệm trong đôi giày bạn sử dụng cho những đoạn đường xa hơn. Hãy tìm những đôi giày thể thao được đánh giá là tốt cho việc chạy đường dài và có lớp đệm tốt.

Dị ứng với giày đang đi

Một trong các nguyên nhân khiến bạn nóng rát bàn chân khi chạy bộ có thể đến từ việc bạn bị dị ứng với một thành phần nào đó trong giày, có thể là nhạy cảm với vải, chất kết dính, thuốc nhuộm hoặc hóa chất thuộc da trong giày của bạn.

Ngoài việc bị nóng rát, dị ứng giày còn có thể gây ngứa và sưng tấy. Hãy lưu ý xem các triệu chứng của bạn chỉ xảy ra khi bạn đi một đôi giày cụ thể nào đó hay không. Bạn cũng có thể thử các loại và nhãn hiệu giày khác nhau. Các hóa chất được sử dụng trong sản xuất da khác với vải và khác nhau tùy theo thương hiệu và nhà sản xuất.

Vớ (tất) gây nóng

Cách xử lý cảm giác nóng rát bàn chân khi chạy bộ, đi bộ

Những đôi vớ bạn sử dụng có thể góp phần vào việc gây nóng rát chân khi chạy, vì thế hãy thực hiện các bước sau:

  • Tránh sử dụng vớ làm từ bông: Vải bông là loại sợi tự nhiên, nhưng vải bông không tốt cho việc đi bộ, chạy bộ vì nó hút mồ hôi và khiến chân bạn luôn ẩm ướt. Hãy sử dụng các loại sợi nhân tạo như Cool-Max để thấm hút mồ hôi và vẫn làm mát đôi chân của bạn.
  • Các loại vớ làm từ len: Vớ len cũng có thể gây ngứa, rát cho nhiều người. Nếu bạn yêu thích len, hãy chọn những đôi vớ thể thao làm từ len không gây ngứa để xem bạn có tiếp tục gặp vấn đề này không.
  • Bạn có thể nhạy cảm với các loại vải hoặc thuốc nhuộm khác trong tất, vì vậy hãy lưu ý loại tất bạn đang đi khi có các triệu chứng nóng hoặc rát ở chân. Bạn cũng có thể nhạy cảm với các sản phẩm giặt tẩy và bạn có thể thử chuyển sang một loại khác.

Các bệnh lý gây nóng rát chân khi chạy bộ

Ngoài các vấn đề do giày và tất, bạn có thể đang mắc phải các tình trạng bệnh lý nào đó như là:

Bị nấm bàn chân

Các loại bệnh nấm chân rất phổ biến và có thể là một trong cách nguyên nhân khiến bạn cảm thấy nóng rát bàn chân khi chạy bộ. Bạn có thể cảm thấy bị nóng ở vùng bị ảnh hưởng và thường đi kèm đỏ, ngứa, đóng vảy hoặc nứt nẻ. Chăm sóc bàn chân tốt là cách để loại bỏ nấm chân.

  • Thay thế giày của bạn: Nấm thích nơi ẩm ướt và giày chính là nơi lý tưởng, vì thế hãy luôn giữ cho giày của bạn khô ráo và phơi khô chúng sau khi sử dụng.
  • Giữ chân sạch sẽ: Luôn rửa và lau khi chân sau khi chạy bộ xong. Bôi thuốc: Có nhiều loại nấm da chân dễ dàng được sử lý bởi các loại thuốc có sẵn ở các hiệu thuốc.

Mắc bệnh thần kinh ngoại biên

Nếu bạn thường xuyên bị nóng rát bàn chân sau khi tập thể dục, đó có thể là do một loại tổn thương thần kinh được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Nóng rát là một triệu chứng của bệnh lý thần kinh ngoại biên, nhưng nó cũng có thể là cảm giác “kim châm” , tê, nhột hoặc ngứa ran.

  • Đi kiểm tra sức khỏe: Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thần kinh ngoại biên. Nếu bạn đang bị bỏng ở bàn chân và đã lâu không đi khám sức khỏe, thì đã đến lúc bạn nên đặt lịch hẹn và thảo luận với bác sĩ. Bệnh tiểu đường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và bạn nên bắt đầu giải quyết nó ngay lập tức.
  • Các tình trạng khác có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên bao gồm AIDS, lạm dụng rượu, thiếu vitamin B-12 (thiếu máu ác tính), ngộ độc kim loại nặng và rối loạn tuần hoàn. Đây là những nguyên nhân hiếm gặp hơn, nhưng vẫn đáng để kiểm tra.
  • Di chuyển và xoa bóp. Các bài tập thể dục như đi bộ rất tốt cho bệnh thần kinh ngoại vi vì nó cải thiện lưu thông đến bàn chân. Xoa bóp bàn chân cũng làm tăng lưu thông máu.

Cách xử lý cảm giác nóng rát bàn chân khi chạy bộ, đi bộ

Các nguyên nhân khác gây bỏng rát chân khi chạy bộ

Đi giày và tất không phù hợp, bệnh lý thần kinh ngoại biên và bệnh nấm da chân đều là những nguyên nhân phổ biến gây nóng rát bàn chân khi chạy bộ hoặc đi bộ,  tuy nhiên những triệu chứng này cũng có thể do các tình trạng khác bao gồm:

  • Hẹp dây thần kinh: Những thay đổi thoái hóa ở cột sống hoặc chấn thương lưng có thể gây tổn thương dây thần kinh gây đau, ngứa ran và tê ở bàn chân của bạn.
  • U thần kinh Morton: Đau và nóng rát ở gốc ngón chân có thể do u thần kinh Morton gây ra, do mô thần kinh dày lên.
  • Hội chứng ống cổ chân: Việc chèn ép dây thần kinh chày sau ở cẳng chân có thể gây ngứa ran và nóng rát ở bàn chân của bạn.
  • Mắc bệnh tự miễn: Các bệnh như bệnh đa xơ cứng hoặc Lupus cũng có thể gây bỏng rát ở bàn chân.

Sự thiếu hụt dinh dưỡng và một chứng rối loạn hiếm gặp gọi là Erythromelalgia cũng có thể gây ra những triệu chứng tương tự.

Nếu bàn chân bỏng rát của bạn vẫn tiếp tục sau khi điều trị tại nhà, điều quan trọng là bạn phải đến gặp bác sĩ để họ có thể xác định chính xác nguyên nhân và điều trị.

Các gợi ý tự chăm sóc bàn chân bị nóng rát bàn chân khi chạy bộ

Một vài thay đổi hoặc bổ sung cho thói quen hàng ngày của bạn có thể hữu ích.

  • Ngâm chân trong nước mát: Không sử dụng nước đá vì bạn có thể làm hỏng làn da của mình.
  • Hãy thử thay giày, tất và lót giày để xem liệu chúng có góp phần gây ra vấn đề hay không.

Cách xử lý cảm giác nóng rát bàn chân khi chạy bộ, đi bộ

  • Thay giày và tất ngay lập tức sau khi tập thể dục, để giày khô trong không khí, không được đóng kín trong túi tập thể dục. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ nấm chân của vận động viên phát triển và phát triển mạnh.
  • Sử dụng xen kẽ các đôi giày và tất của bạn, cả giữa các buổi tập luyện và trong ngày.
  • Đừng mang giày bị mòn. Giày thể thao nên được thay mới sau 400-800 km.
  • Bảo vệ bàn chân của bạn khỏi bị phồng rộp trong quá trình tập luyện đi bộ hoặc chạy bằng cách sử dụng tất phù hợp, bột bôi chân, chất bôi trơn và che phủ bất kỳ chỗ nào xảy ra cọ xát.
  • Nâng cao chân sau khi tập thể dục.
  • Ngâm chân trong muối Epsom để giảm đau, viêm và giúp làm khô vết phồng rộp.
  • Tập luyện quá sức có thể làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn. Hãy thử tăng dần quãng đường đi bộ hoặc chạy khi bạn theo dõi các triệu chứng của mình.

Hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và đề cập đến vấn đề nóng rát ở bàn chân và bất kỳ cảm giác ngứa ran hoặc tê ở tay hoặc các vùng khác trên cơ thể.

Lời kết

Nếu bạn gặp vấn đề với nóng rát bàn chân khi chạy bộ, đi bộ, bạn có thể giảm bớt vấn đề bằng cách thay giày và tất.

Bàn chân của bạn sẽ tự nhiên nóng lên và sưng lên khi gắng sức, và bạn cần có sự kết hợp phù hợp để giúp chúng tỏa nhiệt dư thừa.

Nếu các triệu chứng của bạn vẫn tiếp tục diễn ra và không liên quan đến tập thể dục, hãy đi khám.

Ngoài ra, bất kỳ dấu hiệu nào của vết thương bị nhiễm trùng đều cần được điều trị, đặc biệt nếu bạn bị tiểu đường. Đặt lịch hẹn càng sớm, bạn càng sớm thấy nhẹ nhõm và bớt lo lắng về vấn đề này.

  1. National Institute of Neurological Disorders and Stroke, “Peripheral Neuropathy Fact Sheet.”
  2. Cleveland Clinic. Burning Feet Syndrome (Grierson-Gopalan Syndrome).

Đọc thêm ở

  • Burning Feet. Mayo Clinic.
  • Matthys E, Zahir A, Ehrlich A. Shoe Allergic Contact Dermatitis. Dermatitis. 2014 Jul-Aug;25(4):163-71. doi: 10.1097/DER.0000000000000049.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *