Giảm cân khi mang thai không được khuyến cáo áp dụng, tuy nhiên có những lúc bạn cần phải kiểm soát cân nặng của mình để an toàn cho sức khỏe. Vì thế bài viết này sẽ giúp bạn xác định được khi nào cần giảm cân hoặc không cần.
Khi bị thừa cân lúc mang thai, bạn có nhiều nguy cơ bị các biến chứng. Theo Viện Y tế quốc gia thì khi cân nặng của bạn dư thừa bạn sẽ có thể sinh thường khó khăn hơn và phải sinh mổ. Vì những lý do đó mà việc cân nhắc giảm cân trong khi mang thai là cần thiết, tuy nhiên giảm cân khi mang thai cũng cần phải xử lý cẩn thận.
Trong nhiều trường hợp giảm cân khi mang thai thực tế là kiểm soát cân nặng khi mang thai (hay nói dễ hiểu hơn là ngăn ngừa tăng cân thêm).
Vậy giảm cân khi mang thai có an toàn ?
American College of Obstetrics and Gynecology khuyến khích phụ nữ nên đạt được cân nặng khỏe mạnh trước khi mang thai. Theo tổ chức này việc giảm cân ngay cả với 1 lượng nhỏ cũng có thể tạo nên khác biệt.
Giảm cân khi mang thai là cách tốt nhất để ngăn ngừa các vấn đề do béo phì, thậm chí là giảm 1 lượng nhỏ (5-7% trọng lượng hiện tại) cũng mở đường cho một thai kì khỏe mạnh hơn.
Những nguy cơ khi bạn mang thai lúc béo phì
- Đái tháo đường thai kì: Khi mang thai phụ nữ béo phì có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường cao gấp 4 lần người thường. Và thường sẽ phải sinh mổ và thai nhi có nguy cơ khuyết tật bẩm sinh
- Chứng tiền sản giật: Khi bạn có chỉ số BMI cao thì dễ mắc chứng tiền sản giật, điều này làm bạn dễ sinh non, đột quỵ, nghẽn mạch máu…
- Dễ bị nhiếm trùng trong và sau khi sinh
- Ngưng thở khi ngủ
- Có vấn đề khi chuyển dạ, cần phải có sự can thiệp của thuốc và làm cho quá trình chuyển dạ xấu hơn
- Sẩy thai: Phụ nữ béo phì thường dễ xẩy thai và thai chết lưu hơn.
- Khó phát hiện dị tật bẩm sinh: Siêu âm là cách tốt nhất để phát hiện bẩm sinh tuy nhiên sóng siêu âm có khoảng cách giới hạn và béo phì với lớp mỡ dày sẽ khiến việc siêu âm khó khăn và khó phát hiện dị tật của bào thai.
- Ốm nghén khó chịu hơn: Các triệu chứng như đau lưng, đau đầu, áp lực khung chậu, ợ nóng, ….xảy ra thường xuyên hơn.
Nhưng trong trường hợp bạn lỡ có thai ngoài kế hoạch và chỉ số khối cơ thể (chỉ số BMI) của bạn đang ở mức thừa cân hoặc béo phì hoặc bạn đang trong giai đoạn ăn kiêng và tập luyện giảm cân nhưng lại có thai trước khi đạt được mục tiêu thì sao ?
Theo tiến sĩ Julie Rhee, nếu bạn thừa cân hoặc béo phì thì không cần phải ngưng 1 chế độ ăn uống lành mạnh và chương trình tập luyện khi đang mang thai.
“Giảm cân nhanh và đột ngột không được khuyến khích trong thai kì nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm tập thể dục và kiểm soát phần với các bữa ăn cân bằng tốt có thể được bắt đầu trong khi mang thai” Cô cho biết.
Vậy chế độ ăn kiêng giảm cân có an toàn khi mang thai không ?
“Chế độ ăn kiêng giảm cân khi mang thai có thể khó đánh giá chính xác vì nó là quan trọng để ăn một chế độ ăn uống cân bằng trong khi mang thai” Tiến sĩ Rhee cho biết. Tuy nhiên cô cũng cho biết, nếu chúng ta theo dõi lượng thức ăn khi ăn thì đó vẫn là 1 giải pháp ăn kiêng lành mạnh để tiếp tục.
Cô cũng nhấn mạnh nếu bạn sử dụng thực phẩm bổ sung hoặc thuốc nào đó thì cần phải nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng để đảm bào cho sự phát triển an toàn của thai nhi.
Tập thể dục có an toàn cho giảm cân khi mang thai không ?
Hoạt động thể chất khi mang thai là hoạt động được khuyến khích nên làm. Tuy nhiên, nếu bạn động nhẹ thì không sao, còn nếu bạn đang áp dụng 1 chương trình tập giảm cân khá nặng trước khi mang thai thì sao ?
Tiến sĩ Felice Gersh nói bạn có thể tiếp tục thực hiện chương trình tập của mình miễn là bạn vẫn thấy nó thoải mái, tuy nhiên không nên thực hiện các bài tập cường độ cao.
Cô cũng khuyên chúng ta nên tập trung vào sức khỏe chứ không phải là giảm cân để giữ an toàn và sự khỏe mạnh của thai nhi khi mang thai.
Tiến sĩ Rhee cũng đồng ý là bất kỳ hoạt động tập luyện nào cũng đều tốt hơn là không tập tuy nhiên, tập theo dạng quá mạnh mẽ và đột ngột thì không hề được khuyến khích.
Vậy thì nên giảm cân khi mang thai hay tránh tăng cân khi mang thai ?
Điều này cũng phụ thuộc vào từng người, việc đầu tiên khi mang thai đó chính là đến gặp bác sĩ để thảo luận về những việc sẽ làm trong 9 tháng sắp tới.
Trong cuộc thảo luận, hãy đề cập về chuyện ăn uống bổ dưỡng và tập luyện mà bạn đang tính thực hiện. Bạn cũng có thể nói về việc cân nặng sẽ cần thay đổi thế nào.
Tùy thuộc vào giáo trình tập giảm cân hiện tại cũng như thói quen ăn uống mà có thể giúp bạn tăng cân lành mạnh hơn là giảm cân. Với sự hỗ trợ của bác sĩ thì bạn có thể nhận được các lời khuyên để điều chỉnh lại cho phù hợp nhu cầu của bạn hơn.
Cân nặng khuyến nghị khi mang thai
Theo Viện Y học Hoa kỳ (Institute of Medicine (IOM)) thì mỗi người phụ nữ sẽ có mức tăng cân khác nhau tùy thuộc vào chỉ số khối của từng người.
- Người thiếu cân (chỉ số BMI Thì chỉ nên tăng tối đa 12-18kg trong giai đoạn tháng thứ 6 và 9.
- Người có cân nặng bình thường (Chỉ số BMI từ 18.5 đến 24-9): Nên tăng khoảng 11-15kg trong giai đoạn tháng thứ 6 và 9.
- Người thừa cân (có BMI từ 25-29.9): Nên tăng 6-11kg trong giai đoạn tháng thứ 6 và 9.
- Người béo phì (Có BMI > 30): Nên tăng 6-11kg trong giai đoạn tháng thứ 6 và 9.
Theo các hướng dẫn (được ACOG xác nhận lại năm 2018) thì mức tăng cân dưới mức khuyến cáo của IOM của phụ nữ mang thai dường như không có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của em bé.
Phụ nữ thừa cân đã đạt được 2-6kg vẫn có kết quả khỏe mạnh như những người phụ nữ thừa cân tăng cân theo như khuyến cáo.
Cả 2 tiến sĩ Rhee và Gersh cho biết, điều quan trọng là nhận được tư vấn từ bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn.
Theo tiến sĩ Gersh thì “Tôi đã có nhiều bệnh nhân bị béo phì giảm cân khi mang thai mà không gặp vấn đề gì nhưng không bao giờ được khuyến khích các bà mẹ giảm cân khi mang thai ngay cả khi béo phì. Những phụ nữ béo phì có thể không tăng cân nhiều trong thời gian mang thai (và thực tế thì họ cũng không cần tăng nhiều) nhưng giảm cân thì nên tránh.”
Nhiều lúc, bạn không tăng cân nhưng lại sụt cân trong 3 tháng đầu của thai kì, nếu bạn không ăn kiêng để giảm cân thì nó cũng không có gì đáng lo ngại bởi vì đây là giai đoạn gọi là “ốm nghén” và bạn sẽ khó mà ăn uống bình thường trong giai đoạn này nên sụt cân nhẹ là bình thường, đặc biệt là khi bạn thừa cân, bạn sẽ tăng trở lại ở chu kỳ thứ 2 và 3. Ngoài ra, còn 1 phần do em bé hấp thụ dinh dưỡng từ bạn nữa cho nên năng lượng giảm sút cũng khiến bạn giảm cân.
Mẹo ăn kiêng để giảm cân trong thai kì
Tiến sĩ Gersh khuyên phụ nữ thừa cân khi mang thai nên ăn 1 cách khôn ngoan. Hãy ăn rau quả thật nhiều, kèm thêm việc bổ sung protein nữa. “Đừng có gắng giảm cân hoặc tăng cân, thay vào đó tập trung vào việc nạp đầy đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Chất dinh dưỡng từ thiên nhiên trong bữa ăn sẽ chăm sóc mọi thứ thay bạn.”
Một số lời khuyên cho bạn
- Gặp gỡ 1 chuyên gia dinh dưỡng (có bằng cấp) để họ tư vấn cho bạn chế độ ăn uống lành mạnh.
- Chỉ ăn ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, quinoa, kiều mạch,..) chia chúng ta thành nhiều lần ăn trong ngày, hạn chế tinh bột trắng và tinh chế.
- Cắt bỏ lượng đường nhân tạo, chỉ sử dụng đường tự nhiên (như trái cây, mật ong) nhưng cần giới hạn khẩu phần ăn hằng ngày. Khi ăn nên kết hợp với Protein (ví dụ ăn táo với bơ đậu phộng) và có gắng ăn các loại trái cây mọng nước, nhiều chất xơ như chuối, xoài, lê, dưa hấu, nho, anh đào…
- Các loại protein như thịt gà, gà tây, cá, trứng nhưng tránh chiên chúng nhé. Có gắng tiêu thụ các loại thịt tươi, hạn chế dùng thịt chế biến sẵn như xúc xích, xông khói.
- Không bỏ bữa và ăn theo lịch trình để có đầy đủ dinh dưỡng.
Đối với những người có cân nặng bình thường, hằng ngày chỉ nên ăn dư ra 300 calo để tăng cân (trong giai đoạn thứ 2 và 3 của thai kì), nếu tăng nhiều hơn có thể khiến bạn tăng cân không lành mạnh.
Nếu bạn bị thiếu cân hoặc thừa cân trước khi có thau thì hãy thảo luận về lượng nhu cầu calo cần thiết với bác sĩ vì mỗi người là khác nhau, có nhiều tình huống giảm cân mới là lựa chọn lành mạnh.
Nhu cầu calo có thể cao hơn bình thường nếu bạn có thai sinh đôi hoặc cao hơn.
Đừng quên dùng Vitamin
Khi mang thai nhu cầu Vitamin rất quan trọng đối với thai nhi, tuy nhiên đừng bao giờ thay thế viên uống vitamin thay hoàn toàn cho thức ăn tự nhiên. Bởi vì vitamin thường phải dùng kèm với bữa ăn mà vitamin tự nhiên được cơ thể hấp thụ tốt hơn là từ viên nén.
- Axit folic là loại vitamin quan trọng nhất cần phải bổ sung đủ vì nó sẽ làm trẻ tránh mắc phải dị tật ống thần kinh.
- Sắt, canxi, Omega 3 cũng giúp cơ bạn duy trì sức khỏe trong khi hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
- Tránh dùng quá nhiều Vitamin A, D, E và K khi mang thai.
Mẹo tập luyện để giảm cân khi mang thai
Tiến sĩ Gersh cho biết, mọi hoạt động trong quá trình thai kì đều có lợi. Đi bộ, tham gia các lớp yoga cho bà bầu, các lớp thể dục trước khi sinh giúp cho việc sinh nở trở nên dễ dàng và an toàn hơn.
Tập thể dục đều đặn giúp giảm đau khi khi mang thai, giúp dễ ngủ và điều hòa cảm xúc giảm nguy cơ biến chứng cũng như là giảm cân nhanh hơn sau khi sinh.
Đừng nằm 1 chỗ, hãy đứng lên và di chuyển.
Những hoạt động cường độ nhẹ đến trung bình đều an toàn, thường xuyên tập luyện giúp cho cả mẹ lẫn con đều khỏe và tăng khả năng phục hồi sau khi sinh tốt hơn.
Chú ý: Khi luyện tập nếu phát hiện chảy máu âm đạo hoặc dấu hiệu vỡ ối sớm phải lập tức dừng tập luyện và đến bệnh viện kiểm tra ngay. Tránh các bài tập phải gồng cơ bụng, không lặn với bình khí ép vì có thể gây nên hiện tượng nổi bong bóng khi trong máu của thai nhi.
Lời khuyên cho bạn
Trọng lượng cơ thể có thể tác động lớn đến sự thoải mái khi mang thai cũng như là sức khỏe khi mang thai, sinh nở và phục hồi sau đó.
Chính vì vậy, đạt được mức cân nặng lý tưởng trước khi mang thai là điều nên làm, tuy nhiên khi mang thai mà trọng lượng tăng cao thì cũng không cần quá lo lắng.
Có nhiều mức độ thừa cân khác nhau tùy từng người, nếu bác sĩ không yêu cầu bạn phải giảm cân thì bạn có thể không cần phải giảm vì giảm cân khi mang thai là không cần thiết.
Nếu bạn không muốn tăng cân quá nhiều thì có thể ăn uống sao cho lành mạnh để đảm bảo bổ sung được đầy đủ chất nhưng cân nặng không tăng quá cao. Kết hợp với tập luyện điều độ hằng ngày.
Luôn theo dõi cân nặng thường xuyên và nhận tư vấn từ các chuyên gia của bạn để đảm bảo không mắc phải những sai sót khi mang thai.
Chúc bạn mẹ tròn con vuông