Có bao giờ bạn thấy tay bị sưng phù lên sau khi chạy bộ hay đi bộ chưa? Nguyên nhân của hiện tượng này là gì và cách phòng tránh ra sao, hãy cùng tìm hiểu ngay nha.
Việc sưng lên không chỉ diễn ra ở bàn tay mà nó có thể gặp ở bàn chân. Việc tay bị sưng phù rất thường gặp khi hoạt động ở thời tiết nóng nhưng không phải do mất nước. Nguyên nhân tay bị sưng phù có thể là dấu hiệu của việc bị hạ natri máu hoặc do bạn uống quá nhiều nước.
Nếu bị hạ Natri máu, bạn có thể gặp các triệu chứng như đầy hơi và bọng mắt, nghiệm trọng có thể dẫn đến hôn mê, nôn mửa, kích động. Hạ natri máu thường xảy ra khi bạn ăn nhiều chất lỏng hypotonic (loại chất lỏng chứa nhiều muối và đường hơn cơ thể người) kết hợp với mất natri qua mồ hôi và có thể gặp nhiều ở nữ giới hơn nam.
Theo giáo sư William O. Roberts, M.D., thuộc Y học Gia đình và Sức khỏe Cộng đồng tại Đại học Minnesota cho biết “Trong quá trình tập luyện, tuần hoàn cơ thể sẽ tăng lên và ở bàn tay có một mạng lưới lớn các mạch máu nhỏ mở ra. Với lưu lượng máu tăng lên, có một số rò rỉ chất lỏng giữa các tế bào. Sự rò rỉ này có lẽ là nguyên nhân khiến ngón tay bị sưng phù.“
Ngoài ra, vung cánh tay khi chạy có thể góp phần giữ nước trong tay vì chuyển động này làm tăng chuyển động của không khí trên da để cải thiện quá trình trao đổi nhiệt với không khí.
Roberts nói: “Lượng chất lỏng sẽ được tái hấp thu vào các tế bào hoặc được làm sạch bởi hệ thống bạch huyết. Quá trình này diễn ra khi bạn đang chạy, nhưng tốc độ loại bỏ chậm hơn tốc độ tích lũy. Khi bạn ngừng tập thể dục, chất lỏng sẽ tái hấp thu vào hệ thống mạch máu hoặc các tế bào xung quanh hoặc bị loại bỏ bởi dòng bạch huyết.”
Bên cạnh đó, nếu bạn tập luyện trong thời tiết nắng nóng, da của bạn sẽ tăng cường điều hòa để làm mát cơ thể, việc này khiến lượng chất lỏng dưới da tăng lên và gây ra hiện tượng tay bị sưng phù.
3 cách giúp bạn phòng tránh tay bị sưng phù khi chạy bộ
1. Đổi thời gian tập thể dục
Nếu bạn nhận thấy tay mình bị sưng nặng hơn khi chạy dưới trời nóng, Roberts khuyên bạn nên chuyển các bài tập nặng hoặc dài của mình sang những thời điểm mát mẻ hơn trong ngày như là sáng sớm hoặc chiều tối.
2. Tháo trang sức
Tháo bất kỳ chiếc nhẫn nào bạn đang đeo cũng không phải là một ý tưởng tồi — điều cuối cùng bạn muốn giải quyết sau khi chạy 20 dặm là vật lộn để tháo chúng ra khỏi ngón tay sưng tấy của mình. (Nếu bạn thực sự muốn đeo thứ gì đó như nhẫn cưới, bạn có thể chọn phiên bản cao su có thể thoải mái hơn.)
3. Bù nước cho cơ thể
Quan trọng nhất, hãy cân nhắc kế hoạch bổ sung nước của bạn, đặc biệt là trong các cuộc chạy dài kéo dài hơn một giờ hoặc phải xảy ra trong điều kiện nhiệt độ cao.
Một nghiên cứu gần đây, được công bố trên Tạp chí Sinh lý học Ứng dụng Châu Âu, gợi ý rằng uống nước bất cứ khi nào bạn muốn (khi bạn cảm thấy khát) sẽ giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể sau hai giờ chạy bất chấp nhiệt độ.
Tuy nhiên, bạn không chỉ muốn đảm bảo rằng mình uống đủ nước mà còn không uống quá nhiều. Lắng nghe kỹ cơ thể của bạn để ngăn ngừa tình trạng uống quá nhiều nước, có thể dẫn đến các triệu chứng hạ natri máu, bao gồm buồn nôn, lú lẫn, nhức đầu và yếu cơ.
Sản phẩm khuyên dùng
Viên Sủi Điện Giải Hammer Nutrition Endurolytes Fizz 13 viên
Tối ưu phòng ngừa chuột rút .Công thức cân bằng toàn diện. Thuận tiện, nhanh chóng hòa tan dưới dạng viên nén sủi bọt. Hương vị thơm ngon. Không có đường tinh chế hoặc chất ngọt nhân tạo
TÌM HIỂU THÊM »
Lời kết
Hiện tượng tay bị sưng phù sau khi chạy bộ là khá phố biến, nó có thể là do hạ natri máu, mất cân bằng chất lỏng và thời tiết nóng gây nên. Để tránh mắc phải thì bạn chỉ cần tập luyện trong thời tiết mát mẻ, bổ sung lượng nước vừa phải và hạn chế đeo trang sức hoặc giày dép quá chật.
Nếu tình trạng này xảy ra quá nghiêm trọng và không hết sau vài tiếng, hãy gặp ngay các bác sĩ để kiểm tra xem liệu tay bị sưng phù có phải do nguyên nhân nào khác không nhé.