Khai trừ những cục mỡ cơ thể khó ưa luôn là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên, để khai trừ chúng, chúng ta phải hiểu được bản chất của chúng. Trước hết, phải phân biệt được các loại mỡ thừa và vị trí tích tụ mỡ để tìm ra phương pháp thích hợp nhất.
Lượng mỡ thừa cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Đa số thường quan tâm đến lượng mỡ thừa họ đang tích trữ là bao nhiêu.
Tuy nhiên, sự phân bố mỡ thừa trên cơ thể, tập trung ở đâu, trên bộ phận nào của cơ thể bạn, đó mới là điều đáng được xem xét nhất.
Nếu để ý bạn sẽ thấy có rất nhiều vùng trên cơ thể mà mỡ rất khó tấn công đến. Tuy nhiên, một số vị trí như hông, đùi, mông,… mỡ thừa lại rất dễ tích tụ.
Vậy làm thế nào để phân biệt được sự khác nhau giữa các kiểu mỡ thừa cơ thể, vị trí mắc phải? Dưới đây là những gì bạn cần biết về sự phân bố lượng chất béo, mỡ thừa và sư phân bố đó sẽ nói gì về tình trạng sức khỏe của bạn. Từ đó, bạn có thể tìm ra cho bản thân một lối sống lành mạnh và cân bằng hơn.
Vị trí chất béo tích tụ là một điều bạn hoàn toàn không thể kiểm soát được, đặc biệt là khi cơ thể bạn ngày càng gần với độ tuổi lão hóa.
Bạn nhận được rất nhiều lời nói, đôi khi quá đáng về cơ thể mũm mĩm của mình. Bởi vì mỡ thừa thường có xu hướng thể hiện ra bên ngoài, dễ dàng được người khác nhận thấy. Do đó, rất khó để có thể xử lý những cục mỡ thừa không dễ ưa mấy này.
Điều gì quyết định sự phân bố mỡ cơ thể
Gen: Gần 50% sự phân bổ chất béo được quyết định bởi Gen (theo một nghiên cứu năm 2017). Nếu đa số các thành viên trong gia đình bạn có một cái bụng hơi mỡ và cái hông đầy đặn, thì bạn sẽ có một cơ hội “tuyệt vời” để thừa hưởng những đặc điểm ấy.
Giới tính: Đối với một nam khỏe mạnh, phần trăm mỡ thừa trên cơ thể sẽ dao động từ 6-24% nhưng đối với nữ là 14-31%. “Ở nam giới, mỡ thừa thường tập trung nhiều ở phần giữa cơ thể, đặc biệt là vùng bụng. Ngược lại, ở nữ giới, mỡ thừa lại thường tập trung nhiều ở hông, bắp đùi và mông” (Keith Ayoo,phó giáo sư lâm sàng danh dự tại Đại học Y khoa Albert Einstein).
Độ tuổi: Người lớn tuổi có mức mỡ thừa trong cơ thể cao hơn vì càng già thì tốc độ chuyển hóa vật chất trong cơ thể càng giảm đi và các mô cơ cũng mất dần, thay vào đó là các mô mỡ. Đáng chú ý hơn, các mô mỡ này thường xuất hiện bên trong cơ thể, ở các cơ quan nội tạng thay vì thể hiện ra bên ngoài.
Nồng độ hormone: cân nặng và hormone thường có sự liên kết với nhau, sự liên quan này sẽ thể hiện rõ rệt hơn khi bạn lên tới độ tuổi 40. Đó là bởi vì giảm sụt tự nhiên của các loại hormone như testoterone (ở nam) và estrogen (ở nữ) (Pamela Peeke, chuyên gia về chất béo cơ thể, tác giả cuốn “Body for Life for Women”).
Phân biệt các loại mỡ cơ thể
Có ba kiểu mỡ thừa thường gặp nhất, chúng ta phân biệt dựa trên chức năng và sự khác nhau về độ phân bố lượng mỡ trên các bộ phận của cơ thể.
Loại mỡ
Nơi tìm thấy
Dưới da
Hầu hết cơ thể, nhưng thường tập trung quanh ở mông, hông và đùi
Mỡ nội tạng
Xung quanh cơ bụng, nhưng không cảm nhân được
Mỡ nâu
Ở vai và ngực
Dưới đây là những đặc trưng nổi bật nhất của những kiểu béo này:
Mỡ dưới da trú ngụ ở mô cơ, phía dưới da. Nó là loại bạn có thể chọc hoặc véo, thường tập trung quanh mông, hông và đùi. Loại này chiếm khoảng 90% lượng mỡ tích tụ trong cơ thể
Mỡ nội tạng thường xuất hiện sâu bên trong khoang bụng. Nó bao quanh các bộ phận quan trọng như gan, dạ dày và tim. Không như mỡ dưới da, bạn không thể sờ vào hay cảm nhận nó. Nhưng kiểu béo này có thể dẫn đến những vấn đề tim mạch.
Mỡ nâu là một kiểu chất béo rất đặc biệt, thực tế nó giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa để giữ ấm. Trẻ em thường có rất nhiều loại mỡ nâu này, nhưng người lớn thì lại có rất ít và chỉ tập trung xung quanh vai và vùng ngực. Một cuộc nghiên cứu nhỏ trên 5 người đàn ông nhận thấy rằng ở nhiệt độ lạnh khoảng tầm 19°C hoặc lạnh hơn ta có thể kích hoạt lọai mỡ nâu này và thúc đẩy đốt cháy calories.
Mỡ nâu có nhiều ở trẻ em những rất ít ở người lớn
Loại mỡ dưới da dạng pinchable có một số hữu ích cho cơ thể
Mỡ dưới da cơ bản là nơi dự trữ năng lượng. Loại mỡ này ở một lượng nhỏ có ích hơn bạn nghĩ. Nó tiết ra hormones như leptin, loại hormone này sẽ gởi tín hiệu giả đến não bộ, từ đó tạo cho cơ thể cảm giác no và không cần tiếp tục ăn nữa. Nó cũng tạo ra adiponectin, hormone chống viêm, hormone đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đường huyết.
Quá nhiều mỡ nội tạng là rất nguy hiểm
Bởi vì loại mỡ này bao quanh thành của các cơ quan quan trọng, do đó nó có thể tiếp cận vào sâu bên trong gan. Từ đó, nó có thể chuyển thành cholesterol, cholesterol sẽ đi theo máu và làm tắc nghẽn động mạch. Mỡ nội tạng còn được cho là dấu hiện giải phóng các chất gây viêm và góp phần kháng insulin.
Mỡ thừa bên trong có thể gia tăng các nguy cơ về
Tim mạch
Huyết áp
Tiểu đường
Đột quỵ
Ung thư bao gồm ung thư vú và ưng thư đường ruột
Lượng mỡ thừa bên trong rất khó đo lường được, do đó, con số những người có dư lượng mỡ thừa này là khá lớn. Những phát hiện cho thấy 44% phụ nữ và 42% đàn ông có loại mỡ thừa này. Cách chính xác nhất để đo lường lượng mỡ này trong cơ thể bạn là sử dụng MRI hoặc CT scan.
Tuy nhiên có 1 điều may mắn là loại mỡ này cũng mất đi rất nhanh nếu có chế độ ăn uống khoa học và chịu khó tập luyện thường xuyên.
Đo lường lượng mỡ thừa bên trong cơ thể tại nhà
Nếu bạn là một phụ nữ với vòng eo hơn 89cm hoặc là đàn ông với vòng eo hơn 100cm, thì rất có thể lượng mỡ bên trong cơ thể bạn đã vượt quá mức cho phép.
Chỉ số BMI không phải luôn luôn là công cụ dự đoán lượng mỡ cơ thể tốt nhất
Bạn có thể đã có vượt mức lượng mỡ trong cơ thể nếu chỉ số BMI của bạn rơi vào khoảng thừa cân tầm 25-29.9 hoặc là béo phì nếu rơi vào 30 hoặc trên 30. Chỉ số BMI không nói lên hết được lượng mỡ trong cơ thể bạn
“Tuy nhiên bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào một mình chỉ số BMI để để dự đoán lượng mỡ thừa của bản thân đang rơi vào phạm vi sức khỏe nào” Ayoob nói.
Nghiên cứu cho thất rằng 22% nam giới và 8% nữ giới, những người với cân nặng bình thường thì thực tế lại có rất nhiều mỡ thừa trong cơ thể. ( Và những rủi ro về những vấn đề sức khỏe cũng từ đó mà đến)
Điều ngược lại có thể đúng. Khoảng 22% nam giới và 10% nữ giới được xem là béo phì thì lại có hàm lượng mỡ nằm trong khoảng bình thường.
Lối sống có thể ảnh hưởng đến lượng mỡ cơ thể tích tụ
Cơ thể bạn không nói hết những vị trí mà mỡ thừa trú ngụ. Phong cách sống lại là một yếu tố quan trọng quyết định điều này.
Sau đây là ba thói quen dẫn đến việc tích tụ của loại mỡ này.
Sử dụng quá nhiều thức ăn nhanh: loại thức ăn này thường được hấp thụ rất nhanh qua đường máu, kích hoạt làm tăng đột biến insulin. Hấp thụ quá nhiều chất béo bão hòa dường như cũng thúc đẩy sự tích tụ chất béo nội tạng.
Ngồi làm việc một chỗ: Một nghiên cứu cho thấy, bạn càng ngồi lâu thì kích cỡ vòng eo của bạn còn tăng. Do đó, khi Nexflix nói: “Bạn vẫn đang ngồi xem chứ?” thì hãy xem đó như là 1 lời nhắc nhở bạn cần vận động 1 chút rồi đấy.
Stress ngoài tầm kiểm soát của bản thân: Căng thẳng thường xuyên dễ khiến chi cơ thể sinh ra mỡ thừa nội tạng. “Nồng độ lớn nhất của thụ thể đối với hormone căng thẳng cortisol có thể được tìm thấy sâu trong mô mỡ nội tạng” – Peeke nói
6 cách để giúp cơ thể phân phối mỡ an toàn hơn
Bạn không thể hoàn toàn kiểm soát vị trí mỡ thừa được phép tích tụ trên cơ thể. Nhưng cũng không có nghĩa là không có cách để loại trừ mỡ thừa để loại bỏ những vị trí không tốt như mỡ nội tạng chẳng hạn.
6 tips cho một sự phân phối chất béo khỏe mạnh
Sử dụng những loại carbs và protein phức tạp.
Tiêu thụ những chất béo tốt.
Tập thể dục 30 phút mỗi ngày và gia tăng cường độ mỗi ngày.
Giữ mức độ Stress ở mức thấp nhất.
Ngủ từ 6-7 giờ mỗi đêm.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm có cồn.
1. Chọn những thực phẩm có carbs và protein phức tạp
Những chất này tiêu hóa với tốc độ chậm hơn, do đó mức insulin sẽ được tiết ra chậm hơn và không khiến cơ thể bạn tích trữ thêm mỡ bụng.
Bạn nên xem qua 2 bài viết 10 loại carb tốt nên dùng và 30 loại thức ăn giàu protein để tìm những loại thức ăn mà bạn nên sử dụng nhé.
2. Theo đuổi một thực đơn với những chất béo tốt
Chất béo không bão hòa đa như quả óc chó, cá hồi và hạt lanh là một lựa chọn đặc biệt tốt – đặc biệt là khi bạn trao đổi chúng để lấy chất béo bão hòa. Các nghiên cứu cho thấy chất béo không bão hòa đa thúc đẩy sự phát triển của các mô cơ bắp đốt cháy calo, trong khi chất béo bão hòa dường như khuyến khích lưu trữ chất béo dư thừa. Danh sách những loại chất béo tốt bạn nên vào đây.
3. Tập thể dục- cố gắng tăng cường độ tập
Tập luyện nặng sẽ giúp ta hình thành các mô cơ, giúp giảm mỡ thừa cơ thể. Các bài tập cường độ cao HIIT có hiệu quả hơn cho việc đánh bay mỡ thừa bên trong cơ thể hơn là các bài tập aerobic.
4. Cố gắng giữ mức độ Stress ở mức thấp nhất
Khi phải chịu đựng quá nhiều căng thẳng sẽ khiến cho hệ tuần hoàn của bạn ngập tràn trong corsitol. Điều đó có thể giúp giữ cho chất béo dư thừa không chiếm được không gian trong mô nội tạng của bạn.
5. Ngủ đủ giấc
Một nghiên cứu 6 năm cho thấy những người thường ngủ 5 tiếng thì dễ gia tăng mỡ trong cơ thể hơn, tỷ lệ này là 32%. Những người ngủ từ 6-7 tiếng lượng mỡ tăng chỉ chiếm 13%.
Bạn nên đọc thêm bài viết tầm quan trọng của giấc ngủ đối với cơ bắp để hiểu thêm nhé.
5. Hạn chế tiêu thụ những sản phẩm từ cồn
Hấp thụ một luợng cồn quá nhiều trong một lần sẽ làm lượng calo dư được lưu trữ dưới dạng mỡ nội tạng.
Những người sử dụng nhiều sản phẩm từ cồn thường có xu hướng có hàm lượng chất béo bụng cao, do đó, nên chú ý không được uống nhiều hơn 1 cốc đồ uống có cồn trong 1 ngày (nữ giới) hoặc hai cốc (nam giới). Tránh việc uống quá chén. Có nghĩa là không nên uống quá 4 cốc đồ uống có cồn cùng một lúc trong vòng một tiếng.
Kết
Bạn không cần phải áp dụng cùng lúc tất cả các bước trên nếu nó quá sức với bạn. Áp dụng những bước cơ bản, đơn giản nhất và xây dựng thói quen là cách hiệu quả và khỏe khoắn hơn cho bản thân bạn.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về mỡ cơ thể và những biện pháp để tránh bị dư thừa mỡ. Chúc bạn giảm mỡ thành công.