Rách sụn chêm đầu gối (Meniscus Tear) là chấn thương thường gặp ở người chạy bộ, nếu không có cách điều trị và phục hồi thích hợp sẽ khiến tình trạng trầm trọng hơn, bài viết này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để giúp bạn điều trị và phục hồi đúng cách khi bị rách sụn chêm đầu gối.
Mọi thành phần cấu tạo nên đầu gối đều quan trọng, nhưng sụn chêm đầu gối đặc biệt quan trọng khi chạy bộ vì nó hoạt động như một cái giảm xóc. Lớp sụn hình chữ C này sẽ liên tục chuyển trọng lượng từ xương đùi sang xương ống quyển vô số lần trong khi chạy.
Mặc dù sụn chêm có thể rách do chấn thương cấp tính (thường là do chuyển hướng quá nhanh) nhưng điều mà những người chạy bộ hay gặp nhất là do thoái hóa đối với sụn chêm.
Nói dễ hiểu hơn là do mô sụn bị mòn theo thời gian và điều đó có thể xảy ra nhanh hơn khi bạn tạo ra nhiều áp lực lên nó (như chạy bộ hằng ngày). Khi điều này xảy ra, các vết nứt nhỏ sẽ phát triển ngày càng nhiều khiến bạn đối mặt với nguy cơ viêm, đâu và rách sụn chêm đầu gối cấp tính.
Vậy bạn có phải phẫu thuật khi rách sụn chêm đầu gối không?
Thực tế thì chúng ta không cần phải phẫu thuật mỗi khi rách sụn chêm đầu gối. Một nghiên cứu gần đây cho thấy áp dụng biện pháp dao kéo có thể thực sự gây hại về lâu dài cho một số người.
Dưới đây là những thông tin về rách sụn chêm đầu gối ảnh hưởng đến bạn thế nào và các lựa chọn điều trị mà bạn nên làm
Cách triệu chứng rách sụn chêm đầu gối là gì?
Rách sụn chêm đầu gối khi gặp phải sẽ gây ra những cơn đau buốt và khả năng vận động bị hạn chế. Điều này cũng có thể xảy ra với các vết rách do thoái hóa nhưng thường triệu chứng của rách sụn chêm sẽ có phạm vi rộng hơn.
Rách sụn chêm đầu gối thường đi kèm với nhiều kiểu và mức độ nghiêm trọng khác nhau, tác động đến quá trình chạy của bạn. Ví dụ một vết rách cấp tính có thể nhỏ đến mức bạn không nhận ra nó đã xảy ra hoặc một vết rách thoái hóa có thể lớn nhưng lành tính và có thể tự lành.
Theo dõi các triệu chứng này để có thể xác định bạn nó cần đi khám hay không:
- Cứng, đặc biệt là sau vài giờ không vận động
- Sưng tấy
- Cảm thấy đầu gối như “rời ra” hoặc không ổn định
- Khớp gối như bị “khóa” lại
- Không thể di chuyển đầu gối đầy đủ phạm vi chuyển động
Theo nghiên cứu từ Học viên Y học thể chất và Phục hồi chức năng Hoa Kỳ (APMR) thì vết rách cấp tính thường gặp ở người từ 21-30 tuổi, nhưng những vết rách thoái hóa thì xảy ra theo thời gian nên nó thường gặp ở người 41-50 tuổi ở nam và 61-70 ở nữ.
Các lựa chọn điều trị cho rách sụn chêm đầu gối là gì?
Hằng năm chỉ riêng Mỹ đã có tới 850.000 trường hợp mắc phải rách sụm chêm đầu gối cấp tính và rách thoái hóa sụn chêm. Khoảng 10-20% các ca phẫu thuật chỉnh hình liên quan đến sửa chữa rách sụn chêm hoặc là một phần trong sửa chữa dây chằng chéo trước bị rách (một chấn thương thường gặp trong chạy bộ khác)
Việc phẫu thuật không chỉ phụ thuộc vào kích thước của vết rách, các yếu tố khác mà bác sĩ có thể xem xét giúp xác định xem bạn có cần phải phấu thuật hay không bao gồm tuổi tác, cường độ hoạt động, triệu chứng và sự ảnh hưởng của vết rách đến cuộc sống của bạn thế nào.
Một yếu tố khác nữa là vị trí của vết rách, nếu vết rách nằm ở phần ngoài của sụn thì vết rách có thể tự lành vì nó được gắn với nguồn cung cấp máu, ngược lại vết rách ở trong thì không nên nó có thể cần phải phẫu thuật để xử lý.
Các bác sĩ phẫu thuật thường rất hạn chế yêu cầu phẫu thuật, họ thường sẽ tìm cách xử lý không cần can thiệp dao kéo nhiều nhất có thể. Điều đó đặc biệt đúng vì một số nghiên cứu như nghiên cứu gần đây nói trên và các nghiên cứu khác cho thấy có nhiều bất lợi ở thời gian dài hạn và khuyên mọi người không nên vội vàng sửa chữa rách sụn chêm đầu gối.
Khi một phần sụn chêm được loại bỏ như một phương pháp điều trị, trên thực tế thì nó sẽ thúc đẩy nhanh quá trinh thoái hóa khớp gối về lâu dài. Và đã có nhiều bằng chứng về những người điều trị loại bỏ một phần sụn chêm đầu gối qua nội soi có nguy cơ cao hơn phải phẫu thuật thay toàn bộ gối.
Nói cách khác, nếu bạn xử lý rách sụn chêm đầu gối bằng cách cắt bỏ một phần của nó thì nguy cơ bạn bị thoái hóa hoặc thay khớp gối sẽ cao hơn.
Vai trò của vật lý trị liệu trong điều trị rách sụn chêm đầu gối
Ngay cả khi bác sĩ đã chỉ định bạn không cần phải phẫu thuật, bạn có thể vẫn còn lo lắng việc để sụn chêm tự phục hồi sẽ tiềm ẩn nguy cơ bạn gặp lại nó trong tương lai. Đặc biệt nếu bạn là một người thường xuyên chạy bộ.
Nhưng bạn không cần lo lắng như vậy. Bạn hãy nên bắt đầu bằng vật lý trị liệu. Hoạt động luôn nên có trong kế hoạch phục hồi của bạn, nghĩa là đảm bảo đầu gối của bạn có thể co duỗi hoàn toàn mà không bị đau, sau đó là tăng cường sức mạnh cho chúng.
Việc xây dựng sức mạnh sẽ bao gồm việc xây dựng cơ đùi trước, vì chúng giúp giảm sốc cho khớp gối hiệu quả hơn, cơ mông và cơ hông cũng quan trọng để tăng khả năng giữ cân bằng – mục tiêu chính của các hoạt động tăng sức mạnh là giữ sự ổn định. Đầu gối của bạn càng ổn định qua mỗi bước chân thì sự căng thẳng và sụn chêm đầu gối phải chịu càng ít.
Nếu bạn không bị rách sụn chêm đầu gối và muốn giảm tỉ lệ mắc phải nó thì thực hiện tập luyện tăng sức mạnh cho thân dưới là một kế hoạch tập luyện thông minh.
Mọi chấn thương đều có một số yêu tố riêng, trong một số trường hợp thì phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất, nhưng một số khác thì vật lý trị liệu phục hồi, và tập luyện sức mạnh sẽ là giải pháp tốt hơn để bạn có thể tiếp tục chạy thêm nhiều kilomet nữa trong tương lai.