Tại sao bạn đến với chạy bộ? Đối với một số người, chạy bộ giống như một hoạt động cần phải có trong ngày vậy. Chạy bộ để xả stress, để bớt lo lắng, để tập trung, để khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu như chấn thương tâm lý trong chạy bộ xuất hiện? Bạn sẽ đối diện thế nào? Chửi bới, bực bội, thậm chí là khóc lóc. Không phải làm quá vấn đề, theo các chuyên gia thì đây là những cảm xúc hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh.
Với bất kỳ vận động viên thể thao nào, khi gặp chấn thương nó cũng giống như những mất mát, khủng hoảng với những vấn đề khác trong cuộc sống (mất việc, thú cưng chết, bị từ chối…) theo Tiến sĩ, Giáo sư vận động học tại trường ĐH Minnesota và cũng là nhà nghiên cứu hàng đầu trong ngành chấn thương tâm lý cho biết.
Nghe thật khó tin, theo tiến sĩ Wiese khuyên chúng ta nên đối mặt với nỗi buồn và thất vọng rồi tiến tới phục hồi theo một chiến lược cụ thể. Nếu bạn đã từng bị chấn thương tâm lý trong chạy bộ, bạn sẽ phải trải qua 5 giai đoạn đó là phủ nhận, tức giận, thương lượng, trầm cảm và chấp nhận mà không hề hay biết. Chìa khóa ở đây là nên tìm một cách tiếp cận có chủ đích (purposeful approach). Nếu bạn ý thức được mình đang ở giai đoạn nào và chủ động vượt qua nó thì bạn sẽ nhanh chóng phục hồi và dĩ nhiên, bạn sẽ sớm quay trở lại đường chạy.
Dưới đây là 5 giai đoạn chấn thương tâm lý trong chạy bộ
-
Phủ nhận (Denial)
Sự thật là, khi có dấu hiệu chấn thương, bạn thường phủ nhận nó để tiếp tục tập luyện, đặc biệt là đối với những ai đã vạch ra kế hoạch, đặt mục tiêu và kỳ vọng cho cuộc đua sắp tới.
Lời khuyên: Hãy “stay true”, dũng cảm nhìn nhận vấn đề mình đang gặp phải vì việc ngó lơ, bỏ qua nó chỉ khiến điều đó trầm trọng thêm. Một dấu hiệu đau nhè nhẹ không đáng quan tâm cũng sẽ dẫn đến chấn thương nghiêm trọng sau đó. Tốt nhất hãy lắng nghe cơ thể, tỉnh táo và dừng lại. Hãy nghỉ ngơi ở nhà tốt hơn so với việc dành cả tháng trời sau đó để gặp bác sĩ vật lý trị liệu – Tiến sĩ, nhà tư vấn tâm lý thể thao và vận động viên Marathon ở Francisco, California Jim Taylor khuyên.
-
Tức giận (Anger)
Khi không thể chạy được race với tốc độ nhanh nhất là điều khiến người chạy thất vọng, thậm chí là tức giận. “Vì sao điều này lại xảy ra ngay trước kỳ race lớn nhất mà tôi hằng mong đợi?” Bạn cảm thấy cơ thể, chương trình đào tạo, và toàn bộ mọi thứ như đang quay lưng lại với bạn – tiến sĩ Taylor cho biết.
Lời khuyên: Suy nghĩ tích cực – đó là vũ khí tốt nhất. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tự nói chuyện với chính mình (self-talk) và đặt mục tiêu cho quá trình điều trị là một cách tốt nhất trong giai đoạn này. Nỗi buồn phiền sẽ chỉ xuất hiện một vài ngày đầu thôi và sau đó phải tiếp tục nhìn về phía trước. Đặt mục tiêu phục hồi dần dần, nó giúp bạn cảm nhận được những hiệu quả nhỏ trong quá trình điều trị này. Ví dụ, trong quá trình hồi phục bác sĩ khuyên bạn tập plank, hãy đặt mục tiêu plank 15s, 30s rồi 60s và khi hoàn thành hãy ghi nhận những cố gắng đó bản thân.
Sản phẩm khuyên dùng
Gel Uống Bổ Sung Năng Lượng GU Energy Gel 32g
Kích thích tinh thần, giảm nguy cơ tổn hại cơ bắp và tăng khả năng hồi phục.
Bổ sung điện giải hao hụt do thất thoát mồ hôi, giúp cân bằng khả năng hấp thụ nước.
Cải thiện khả năng vận động, tăng cường khả năng tập trung khi tập luyện và thi đấu.
TÌM HIỂU THÊM »
-
Thương lượng (Bargaining)
Cuối cùng, chúng ta cần phải dũng cảm đối diện với sự thật, và đây là biểu hiện và hành động: chúng ta sẽ hỏi lời khuyên từ bác sĩ rằng “Nếu tôi thực hiện các bài tập hồi phục nhiều hơn liệu tôi có nhanh chóng quay lại đường chạy?” và thực tế là, làm nhiều chưa chắc đã tốt
Lời khuyên: “Bạn không thể chữa khỏi ngay lập tức, mà phải làm từ từ”. Tuân theo chương trình phục hồi như bác sĩ đã chỉ dẫn và phải nghiêm túc thực hiện. Nếu quá trình hồi phục diễn ra hiệu quả thì bạn có thể quay lại và chạy bộ tốt hơn. Đừng bao giờ quên đi mục tiêu cuối cùng này.
-
Trầm cảm (Depression)
Người chạy bộ càng bị chấn thương nghiêm trọng lại càng mất nhiều thời gian cho giai đoạn đấy, nghiên cứu từ tiến sĩ Wiese. Sự hào hứng chuẩn bị thực hiện quá trình hồi phục dần dần biến mất, bạn nhớ lượng endorphins (là một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau…) cơ thể tạo ra khi chạy bộ, và nhớ cả cộng đồng chạy bộ.
Lời khuyên: Hãy tìm những hoạt động khác trong thời gian không thể chạy, chọn những hoạt động nhẹ nhàng để tránh chấn thương trở nên nặng hơn. Giữ liên lạc với những người chạy bộ, cộng đồng chạy bộ, cùng tham gia khóa yoga hoặc làm tình nguyện viên tại các giải race.
-
Chấp nhận (Acceptance)
Đây là giai đoạn cuối của chương trình hồi phục sau khi bạn thấy được hiệu quả của chương trình này. Bạn chấp nhận sự thật rằng mình đang bị chấn thương và hiểu rằng dù sao bạn cũng sẽ quay lại đường chạy. Đạt được tới suy nghĩ này là một bước tiến rất quan trọng trong quá trình hồi phục, nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan trực tiếp giữa căn thẳng và chấn thương. Lo lắng khiến cho các cơ của chúng ta bị căng và ngăn cản các chức năng miễn dịch và điều này có thể khiến cho sự hồi phục diễn ra chậm hơn.
Lời khuyên: Thường thì rất khó để nhìn thẳng vào sự thật nhưng khi tới giai đoạn này, quá trình hồi phục sẽ diễn ra nhanh hơn. Và nếu ai đã từng trải qua giai đoạn chấn thương tâm lý trong chạy bộ đều thấy đó là một bài học đáng giá.
Chấn thương có thể khiến bạn buồn và thất vọng. Tiến sĩ Jim Taylor đưa ra một lời khuyên bằng việc “Hãy thay đổi thái độ” khi chúng ta không thể kiểm soát được những suy nghĩ tiêu cực và chán nản như:
Suy nghĩ tiêu cực 1: Tôi được biết đến là một người chạy bộ, nếu bây giờ tôi không thể chạy, vậy tôi sẽ là ai?
Hãy thay đổi thái độ: Chạy bộ chỉ là một phần con người mà bạn muốn show ra cho mọi người thấy. Hãy tập trung vào những sở thích khác gắn liền với bạn như một blogger, một leader, một youtuber…..một thành viên giá trị trong cộng đồng của bạn. Hãy dành thời gian để theo đuổi các hoạt động và sở thích khác. Đừng quên dành thời gian bên gia đình bạn bè, và suy nghĩ rằng, chấn thương chỉ là một giai đoạn.
Suy nghĩ tiêu cực 2: Chạy bộ khiến cơ thể tôi cân đối và hạnh phúc, nếu bây giờ không thể chạy tôi sẽ mập lên và đau khổ!
Hãy thay đổi thái độ: Hãy hỏi bác sĩ xem còn hoạt động thể chất nào an toàn với bạn không như các bài bổ trợ chéo (Cross-training) giúp đốt calo và tạo ra nguồn endorphin tương tự như chạy bộ
Suy nghĩ tiêu cực 3: Tôi không biết tôi sẽ làm gì đây nếu tôi không đạt được kỷ lục cá nhân (PR) vào tuần tới?
Hãy thay đổi thái độ: Điều chỉnh lại mục tiêu của bạn. Hoặc là tiếp tục race với tốc độ chậm hơn hoặc chọn một race khác mà nó cho phép bạn có thời gian phục hồi và xây dựng sức mạnh để có thể chinh phục nó.
Sản phẩm khuyên dùng
Gel Uống Bổ Sung Hammer Nutrition Hammer Gel 33g
Cung cấp nguồn năng lượng bền bỉ và kéo dài suốt buổi tập. Không chứa các loại đường kém chất lượng và được làm từ các nguyên liệu tự nhiên có lợi cho sức khỏe với dạng gel lỏng dễ hấp thụ và dễ tiêu hóa. Sử dụng được cho người ăn chay.
TÌM HIỂU THÊM »