Tại sao khi giảm cân không còn cần phải quan tâm đến Glycemic Index nữa

Tại sao khi giảm cân không còn cần phải quan tâm đến Glycemic Index nữa

Có nhiều người khi giảm cân thường được khuyên là nên chọn những loại thức ăn có lượng Glycemic Index (GI) thấp, tuy nhiên liệu trong thực tế thì việc này có cần thiết hay không, chúng ta sẽ cùng đào sâu tìm hiểu xem nhé.

Bạn đang đọc: Tại sao khi giảm cân không còn cần phải quan tâm đến Glycemic Index nữa

Tại sao khi giảm cân không còn cần phải quan tâm đến Glycemic Index nữaViệc ăn thức ăn có chỉ số Glycemic Index thấp đã được nghiên cứu là mang lại hiệu quả giảm cân, tuy nhiên, các nghiên cứu không phải luôn đưa ra các bằng chứng phù hợp với thực tế và niềm tin vào việc ăn thức ăn chứa Glycemic Index thấp có thể làm giảm cân có thể là sai lầm.

Thức ăn có chỉ số Glycemic Index là gì ?

Nhiều người hiện nay tin rằng, việc sử dụng thức ăn có Glycemic Index (chỉ số đường huyết) thấp sẽ giúp cho lượng đường trong máu tăng chậm hơn và đều đặn hơn.

Với cách này, người ăn kiêng có thể không cần ăn nhiều để hạn chế ăn dư thừa calo quá mức và duy trì mức năng lượng ổn định.

Nếu bạn chọn thức ăn có chỉ số GI thấp hơn 55 thì nó được xem là thức ăn có chỉ số đường huyết thấp

Một số thức ăn dạng này gồm

  • Đậu lăng
  • Bưởi
  • Hạt điều
  • Táo
  • Lứa mạnh
  • Sữa béo hoặc tách béo
  • Đậu nành

Những loại thức ăn có chỉ số GI thấp vẫn có thể mang trong mình lượng calo cao hoặc chất béo cao. Các thực phẩm chế biến sẵn vẫn thường mang biểu tượng GI để nói rằng đây là sản phẩm được kiểm tra có chỉ số GI thấp.

Thực phẩm có chỉ số GI thấp thường được xem là tốt hơn so với thực phẩm có chỉ số GI cao như khoai tây, bánh mì, gạo trắng….

Thức ăn có GI cao là từ 70 trở lên, chúng được cho là sẽ làm lượng đường trong máu tăng lên nhanh và nhanh chóng sụt giảm khiến bạn đói và khiến bạn thèm ăn.

Các loại thức ăn có GI trung bình (từ 56-69) là bánh mì nguyên hạt, bột yến mạch, gạo lứt.

Vậy ăn thức ăn có GI thấp có giúp bạn giảm cân ?

Vấn đề ở đây là các loại thức ăn có đường huyết thấp để giảm cân lại là những thực phẩm không thực sự tốt cho chế độ ăn uống của chúng ta.

Tìm hiểu thêm: Collagen là gì – Nguồn protein quan trọng của cơ bắp mà bạn bỏ quên

Tại sao khi giảm cân không còn cần phải quan tâm đến Glycemic Index nữa
Chỉ số GI thấp không phải lúc nào cũng tốt như bạn nghĩ

Tiến sĩ Susan Kleiner – được biết đến với việc phá bỏ rất nhiều huyền thoại về Glycemic Index – cho biết áp dụng Glycemic Index để giảm cân là hoàn toàn sai lầm.

Theo bà, giá trị của GI không biệu thị được tốc độ xâm nhập của thức ăn vào máu “Chỉ số GI chỉ cho biết đường trong máu trong 1 khoảng thời gian chứ không thể hiện được lượng hấp thu trong máu“.

Bà cũng nói thêm, thức ăn chứa GI thấp không phải lúc nào cũng tốt ví dụ như kem là 1 loại thức ăn có GI thấp nhưng nó không phải là lựa chọn tốt khi giảm cân.

Còn với những loại thức ăn có biểu tượng GI thì sao. Bà cũng cho biết là các nhà sản xuất có thể thêm vào đó nhiều loại chất béo rẻ tiền để giảm GI xuống và dán nhãn GI lên để đưa ra thị trường và rõ ràng nhìn thì có vẻ an toàn nhưng bên trong lại không hề như vậy.

Vậy nên chọn thức ăn có GI thấp hay thức ăn lành mạnh ?

Vậy, loại thức ăn nào là tốt nhất để lựa chọn cho việc giảm cân nếu bạn không thể dựa vào được chỉ số đường huyết ?.

Kleiner cho biết “Những người ăn kiêng giảm cân có thể được hưởng lợi từ việc ăn các loại thức ăn đủ chất dinh dưỡng. Nó có thể là thức ăn chứa GI thấp hoặc là không và con số về GI cũng có thể khiến nhiều người nhầm lẫn.”

Mọi người nên nghĩ về thực phẩm thật sự chứ không phải là 1 con số trừu tượng nào đó, chỉ số GI đôi khi được sử dụng như là biện minh cho việc ăn thức ăn kém lành mạnh như kem thay vì thức ăn lành mạnh hơn là trái cây.

Do vậy, thức ăn lành mạnh cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng như chất béo tốt sẽ giúp bạn giảm cân tốt hơn. Chỉ số GI không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt.

5 sai lầm khiến bạn luôn giảm cân thất bại

[Elite_video_player id=”8″]

Nếu không quan tâm đến GI thì ta quan tâm đến chỉ số nào ?

Nếu bạn đang tự hỏi câu này thì đáp án cho bạn đó chính là Glycemic Load (GL).

Tại sao khi giảm cân không còn cần phải quan tâm đến Glycemic Index nữa

>>>>>Xem thêm: Ana Delia De Iturrondo – Cô gái có thân hình “tượng đồng” làm điên đảo giới Gymer

Dưa hấu có GI cao nhưng Gl lại rất thấp

Glycemic Load đã bao gồm cả GI trong đó cho nên con số này sẽ có độ chính xác cao hơn là chỉ dựa vào mỗi GI.

Ví dụ, dưa dấu là 1 loại thức ăn chứa GI cao (72) và về cơ bản bạn sẽ được khuyên là không nên ăn. Tuy nhiên, khi tính về GL thì nó lại chỉ có chỉ số khá thấp (3.6) cho nên bạn lại có thể ăn nhiều mà không vấn đề gì đến cân nặng.

Kết luận

Nhìn chung, nếu bạn là 1 người hoàn toàn khỏe mạnh (không bị tiểu đường hoặc rối loạn trao đổi chất) thì không cần phải quan tâm đến GI làm gì, chỉ cần tập trung vào những loại thức ăn nên ăn là được. Cái bạn cần quan tâm là chỉ số GL của thức ăn đó mà thôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *